Phương Pháp Nuôi Dạy Con Kiểu “Gắn Bó”

Kể từ khoảnh khắc bạn nhìn thấy đứa con mới chào đời, mục đích sống của bạn đã thay đổi. Vốn dĩ lịch trình một ngày cuối tuần đầy những chuyến đi mạo hiểm một mình, tự chăm sóc bản thân, hẹn hò và tiếp theo bạn có thể thoải mái tập  yoga, vui vẻ với những người bạn mới.
muc dich song thay doi khi con chao doi

Sau vài tuần hoặc vài tháng cảm thấy mịt mờ, những đêm không ngủ, choáng váng và những buổi cho con ăn suốt đêm, bạn có thể chuẩn bị để quyết định trở thành những ông bố, bà mẹ “siêu nhân”, việc nuôi dạy con cái này phù hợp với niềm tin của bạn và sự năng động của gia đình.

Không có phương pháp dạy con nào phù hợp với tất cả gia đình

Mặc dù bạn có thể cảm thấy rất áp lực khi phải lựa chọn 1 phong cách nuôi dạy con, một thực tế có thể an ủi là: bạn có thể trở thành cha mẹ một cách nhanh chóng nhưng nuôi dạy con cái lại là một hành trình thực sự.
Bạn có thể mất nhiều thời gian để lựa chọn một phương pháp nuôi dạy con mà mình muốn áp dụng.

Xin được nhắc lại, không có một phương pháp phù hợp cho tất cả. Phong cách nuôi dạy con cái của bạn có thể thay đổi dựa trên những nhu cầu phát triển và hệ sinh thái của gia đình.
phuong phap day con phu hop voi tat ca gia dinh

Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về triết lý nuôi dạy con cái gắn bó, nhưng bạn cũng có thể tạo ra phong cách nuôi dạy của riêng mình.
Hãy nhớ rằng chúng tôi nhấn mạnh các phương pháp dựa trên bằng chứng rõ ràng nhằm thúc đẩy sức khỏe và sự an toàn tối đa cho niềm tự hào và niềm vui của bạn.

Nuôi dạy con cái gắn bó là gì? 

Nuôi dạy con cái kiểu gắn bó là một phương pháp hiện đại dựa trên lý thuyết gắn bó được đưa ra bởi 2 nhà tâm lý học trẻ em. Lý thuyết này được hỗ trợ bởi nghiên cứu rằng, sự kết nối và khả năng đáp ứng của cha mẹ đối với nhu cầu của con cái có ảnh hưởng tới sức khỏe cảm xúc và các mối quan hệ của con họ trong tương lai. 

Quá trình nuôi dạy gắn bó sẽ gồm một số bước. Nó nhấn mạnh đến việc hình thành mối quan hệ giữa thể chất và tình cảm của cha mẹ và trẻ thông qua các “công cụ”. Những công cụ này được tạo ra để thúc đẩy tối đa sự thấu cảm, sự phản hồi và gần gũi.
nuoi day con gan bo la gi

Có một niềm tin rằng, cách tiếp cận này sẽ làm tăng sự tự tin ở cả trẻ và cha mẹ. Điều này do bố mẹ học cách tiếp nhận và phản hồi một cách thích hợp các tín hiệu từ con, đứa con cảm thấy những gì chúng cần sẽ được đáp ứng.

Nguyên tắc cơ bản của việc nuôi dạy con cái theo kiểu gắn bó

Mặc dù mọi bậc cha mẹ thương con đều hướng tới mục tiêu là sự quan tâm, nhưng sự phân chia giữa các phong cách nuôi dạy con nằm ở “cách thức”. Dưới đây, chúng tôi đề cập đến các công cụ cơ bản hướng dẫn việc nuôi dạy con cái theo kiểu gắn bó gọi là “Baby B’s”
nguyen tac co ban cua nuoi day con kieu gan bo

Khi đọc những điều này, bạn hãy cân nhắc một công cụ. Và nếu có công cụ nào khiến bạn không thoải mái - vì một số dụng cụ không hoàn toàn phù hợp với các khuyến nghị hiện tại của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) - chúng tôi đặc biệt khuyến khích bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về nó để đảm bảo an toàn cho con bạn.

Liên kết khi sinh

Nuôi con gắn bó xem xét sự gắn bó giữa cha mẹ và trẻ ngay sau khi sinh và cho đến 6 tuần đầu tiên là bước cực kỳ quan trọng trong sự gắn bó lâu dài giữa cha mẹ và con cái

Phương pháp này thúc đẩy sự tiếp xúc da kề da và cảm giác yêu thương thường xuyên giữa cha mẹ và trẻ với mức độ cao đặc biệt là từ người mẹ, hãy thảo luận về các công cụ bên dưới.
lien ket khi sinh

Quan điểm của tác giả viết bài trên tờ Healthline: Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất

Các bà mẹ, chúng tôi biết rằng việc cho con bú có thể gây ra một số ảnh hưởng về mặt thể chất và tinh thần. Có những trường hợp người mẹ muốn cho con bú nhưng lại không thể, vì nhiều lý do chính đáng và có nhiều bà mẹ khác cũng lựa chọn không cho con bú vì nhiều lý do thực tế. 

Mặc dù khoa học và phương pháp nuôi con gắn bó ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là một lựa chọn cá nhân cho phép cả bạn và con bạn cùng phát triển.



Đồ em bé mặc

Bạn có thể thấy mọi loại tã, địu và bạn có gì ? Với triết lý nuôi dạy con cái gắn bó, đồ em bé mặc thúc đẩy sự gần gũi thể chất và sự tin tưởng giữa trẻ và người nuôi dưỡng. Mặc dù có vẻ trẻ sơ sinh cũng có thể học hỏi một cách an toàn về môi trường xung quanh chúng và cha mẹ có thể tìm hiểu việc gắn bó qua lại với con mình thông qua sự gần gũi. 

Ngủ chung giường

Đây có thể là điều gây tranh cãi nhất trong các công cụ để nuôi dạy con gắn bó. Trong cách tiếp cận này, ngủ chung giường được cho là làm giảm lo lắng về sự xa cách của mẹ và bé vào ban đêm và giúp mẹ cho bé bú dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, cũng có một nghiên cứu về rủi ro của việc cho đứa trẻ ngủ chung giường, bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), ngạt thở, thiếu oxy hoặc có thể bị người chăm sóc vô ý cuốn vào trong chăn trong khi ngủ.
ngu chung giuong gan bo

 Quan điểm của tác giả viết bài trên tờ Healthline: đặt an toàn lên hàng đầu

Những tranh cãi quanh việc ngủ chung giường với con cái, Hướng dẫn về Giấc ngủ An toàn do Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) phát hành khuyên bạn nên ngủ cùng phòng với con bạn ít nhất 6 tháng và đến 1 tuổi, nhưng ngủ riêng giường. Trên thực tế, AAP cho rằng việc ngủ chung phòng có thể giảm đến 50% SIDS (nhưng ngủ chung giường thì có thể tăng nguy cơ đó).

Thêm các khuyến nghị về giấc ngủ an toàn từ AAP:
  • Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ trên bề mặt  chắc chắn
  • Sử dụng khăn trải giường kín trong cũi trần, không có đệm mềm, chăn hoặc gối
  • Bảo vệ con bạn khỏi tiếp xúc với khói thuốc, rượu và ma túy
  • Cho bé ngậm ti giả khi ngủ (điều này vẫn còn mâu thuẫn với các khuyến nghị về nuôi dạy con cái gắn bó vì điều này có thể ảnh hưởng đến việc bú mẹ)

Tin vào tiếng khóc của đứa trẻ
Trong việc nuôi dạy con gắn bó, tiếng khóc của đứa trẻ được xem như là cách thức chúng thể hiện nhu cầu - không phải là mánh khóe thao túng. Những bố mẹ nuôi con theo kiểu gắn bó sẽ nhanh chóng phản ứng nhạy bén với từng tiếng khóc của con để nuôi dưỡng sự tin tưởng ngày càng tăng của người chăm sóc trẻ sơ sinh và học cách giao tiếp của đứa trẻ.

tin vao tieng khoc cua dua tre

Cân bằng và ranh giới
Thời gian làm cha mẹ có thể được so sánh với việc trở thành một nghệ sĩ xiếc hàng đầu. Trong một phút, bạn đang có những con voi diễu hành theo hàng lối và trong tích tắc sau, chúng có thể ngay lập tức trở nên hỗn loạn để tìm một hạt đậu phộng.
Vì vậy, khái niệm cân bằng là một kỳ vọng khó đáp ứng 100%, đặc biệt là trong những ngày đầu nuôi dạy trẻ sơ sinh và trong suốt những năm trẻ mới biết đi. Điều này là bởi vì bạn không ngừng cố gắng tìm ra các điểm cân bằng mới giữa việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của con cái, người vợ/chồng, chính bản thân bạn, cả những mối quan hệ khác và những trách nhiệm của bạn. Nói về tâm trạng của bạn ư? Thật là phức tạp

Về cốt lõi, việc nuôi dạy con cái gắn bó khuyến khích việc điều chỉnh con bạn, bản thân bạn và những nhu cầu khác trong hệ sinh thái của gia đình. Nó tập trung vào việc tìm cách phản ứng bình tĩnh và phù hợp với hoàn cảnh (có hoặc không) và thậm chí yêu cầu trợ giúp khi bạn cần (điều đó cũng dễ thôi).

Nuôi dạy trẻ sơ sinh kiểu gắn bó (từ mới sinh đến 1 tuổi)
Ngược lại với cách nuôi dạy gắn bó, những kế hoạch nuôi dạy với phong cách khác dựa trên phương pháp “baby training”. Bạn có thể thấy phong cách “cry it out” (cứ khóc đi) được đưa ra nhằm tạo sự độc lập giữa cha mẹ và trẻ sơ sinh và thời gian biểu ăn ngủ chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, trong nuôi dạy con cái gắn bó, tiếng khóc của trẻ cũng được coi là một công cụ giao tiếp của chúng, cho phép đứa trẻ đưa ra những yêu cầu chứ không phải bố mẹ chúng.

Bạn sẽ thấy chủ đề này trong các ví dụ sau đây về các kỹ thuật nuôi dạy con cái theo kiểu gắn bó sẽ như thế nào từ khi mới sinh đến 1 tuổi.

nuoi day tre so sinh kieu gan bo


Sơ sinh
  • Tiếp xúc da liền da và sự gắn kết thể chất giữa mẹ và con bắt đầu ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra
  • Cho con bú mẹ càng sớm càng tốt sau sinh
  • Bố và mẹ bế con thường xuyên
  • Bố mẹ lắng nghe tiếng khóc của trẻ để hiểu các tín hiệu, tính chất và nhu cầu của con
  • Người mẹ thiết lập bảng biểu cho con bú theo yêu cầu
  • Tránh dùng ti giả để làm dịu khi con đòi ăn thay vào đó hãy cho trẻ bú mẹ.


0 đến 12 tháng
  • Bố mẹ thường xuyên bế và đeo địu an toàn cho con
  • Mẹ hãy để bé chỉ dẫn khi được cho bú, khuyến khích cho con bú thường xuyên
  • Bố mẹ trả lời tiếng khóc của trẻ một cách nhanh chóng và để ý tới những nhu cầu của trẻ một cách nhạy bén
  • Bố mẹ học cách hiểu các hành vi, nét mặt theo một khuôn mẫu của trẻ để tự xây dựng kiến thức theo bản năng của mình về sức khỏe, tính khí và nhu cầu của em bé
  • Bố mẹ và trẻ ngủ chung (một lần nữa  nhắc lại là nó không được AAP khuyến nghị) hoặc ngủ chung phòng nhưng không chung giường (được khuyến nghị bởi APP)
  • Cách tiếp cận của cha mẹ nhấn mạnh sự đồng cảm đối với những biểu hiện bộc phát hoặc cảm xúc tiêu cực của trẻ.
  • Vẫn tránh sử dụng núm vú giả

Nuôi dạy gắn bó khi trẻ mới chập chững biết đi
Việc nuôi dạy gắn bó tuân thủ theo các nguyên tắc kết nối giữa cha mẹ và con cái. Nhưng, các công cụ sẽ thay đổi khi trẻ chuyển sang giai đoạn phát triển tự chủ hơn này.

Phong cách này chủ yếu vẫn hướng tới đứa trẻ, và bạn nên để khung thời gian mở cho việc cai sữa, bao gồm cả những công cụ đã được đưa ra liên quan đến ngủ chung và nuôi con bằng sữa mẹ dựa trên các dấu hiệu cho thấy đứa trẻ đã sẵn sàng.
nuoi day gan bo khi tre biet di lam cha me

Phong cách nuôi con gắn bó trong giai đoạn chập chững có thể sẽ khác nhau ở mỗi gia đình. Tuy nhiên, đây là một số cách chung mà có thể được tiếp cận với con bạn

  • Việc cho con bú có thể vẫn tiếp tục đến sau 1 tuổi và cai sữa dần dần dựa trên các tín hiệu ở từng trẻ
  • Sự thấu cảm của bố mẹ sẽ dẫn dắt cho việc đáp ứng các nhu cầu ở trẻ.
  • Cha mẹ xác nhận (không phủ nhận hay la mắng) trước những cảm xúc tiêu cực của trẻ (sợ hãi, tức giận và thất vọng) có thể gắn với một hành vi bất lợi của trẻ (khóc, giận dữ, ném và đánh)
  • Tiếp tục ngủ chung cho đến khi nhận được dấu hiệu rằng trẻ sẵn sàng độc lập.
  • Cha mẹ được khuyến khích việc tiếp xúc thân mật với trẻ ở giai đoạn chập chững, ôm ấp con và gần gũi về mặt thể chất.
  • Cha mẹ cho phép đứa trẻ tự chủ và đưa ra quyết định trong điều kiện an toàn
  • Kỷ luật tích cực sẽ tốt hơn là hình phạt nghiêm khắc

Ưu điểm của việc nuôi dạy con theo kiểu gắn bó
Phần lớn các nghiên cứu ủng hộ cho quan điểm nuôi dạy con gắn bó là tốt, thưởng là liên quan tới các lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ và những lợi ích y tế, dinh dưỡng, sự phát triển và có lợi cho thần kinh vận động. Theo chính sách được đưa ra năm 2012 của AAP, khuyến cáo cho trẻ bú mẹ đến 6 tháng và tiếp tục cho ăn với đồ ăn đặc cho đến 1 năm hoặc lâu hơn

Ngoài ra, một lợi ích đáng ngạc nhiên của việc nuôi dạy con gắn bó đã được mô tả trong phân tích tổng hợp năm 2019 cho thấy rằng những đứa trẻ có cha mẹ hòa hợp và chú ý đến nhu cầu tình cảm và thể chất của chúng có khả năng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn gấp hai lần so với những đứa trẻ không được nuôi theo cách này.

uu diem cua cha me nuoi con kieu gan bo


Một ưu điểm khác của việc nuôi dạy con gắn bó có thể là việc học được cách điều tiết cảm xúc. Một mô tả vào năm 2010 cho thấy rằng trẻ sơ sinh nhận lại các phản ứng nhanh chóng từ bố mẹ sẽ ít khóc hơn, ít biểu lộ sự đau khổ hơn. Hơn nữa, những trẻ lớn hơn chịu ảnh hưởng của cách nuôi dạy con thích ứng được ghi nhận là có khả năng điều chỉnh tốt hơn các cảm xúc như sợ hãi, tức giận và đau khổ.

Chình vì vậy điều này làm giảm khả năng tiếp xúc với căng thẳng của chúng, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của não bộ và giúp tăng khả năng ứng phó với căng thẳng sau này.

Nhược điểm của việc nuôi con theo cách này
Vấn đề lớn nhất của việc nuôi dạy gắn bó này là chuyện ngủ chung giường. Như đã nói, nguy cơ ngạt thở và SIDS khi ngủ chung giường cao hơn so với việc chỉ ngủ chung phòng, ta có thể cải thiện điều đó bằng cách đặt em bé trong không gian ngủ riêng biệt mà vẫn trong cùng một phòng với bố mẹ.

nhuoc diem cua cha me nuoi con theo kieu gan bo


Và ngay cả khi các tác động không được ghi nhận bởi nhiều nghiên cứu, việc Trên thực tế, thực hiện các công cụ nuôi dạy con cái gắn bó có thể đòi hỏi rất nhiều về thể chất và tình cảm đối với cha mẹ hoặc người chăm sóc chính.

Do đó, việc nuôi dạy con cái như vậy có thể vẫn không phù hợp với một số gia đình.

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/