Kiểu Nuôi Dạy Con Cái Nào Phù Hợp Với Bạn (Phần 2)

Nuôi dạy con là một chủ để luôn được các cha mẹ quan tâm và tìm hiểu. Ở phần trước, chúng tôi đã chia sẻ một số kiểu nuôi dạy con cái, ở phần này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu thêm các phong cách nuôi dạy con cái khác, cùng tìm hiểu xem mình thuộc phong cách nuôi dạy con nào nhé.
nuoi day con kieu nuoi tha
5. Nuôi dạy con cái kiểu “nuôi thả” (Free-range parenting)
Giống như những con gà không bị nhốt trong chuồng, con cái của những cha mẹ “nuôi thả” được cho phép đi chơi tự do và chấp nhận những mối nguy, nhưng với sự hướng dẫn của cha mẹ (lưu ý rằng không phải là cha mẹ giám sát hoàn toàn)
Những bố mẹ nuôi con theo phương pháp này nới lỏng dây cương, trước khi bắt đầu, họ sẽ đưa cho con mình những nguyên tắc và hậu quả nếu chúng không tuân theo. Các ông bố bà mẹ sẽ cho trẻ:
• sự độc lập
• trách nhiệm
• tự do
• kiểm soát
uu va nhuoc diem cua phuong phap nuoi tha
Ưu và nhược điểm của phương pháp “nuôi thả”
 Ưu điểm
Trao quyền kiểm soát và trách nhiệm cho trẻ sẽ giúp ích khi chúng lớn lên:
• ít buồn phiền hơn
• ít lo âu hơn
• có khả năng quyết định cao hơn
• tự chủ
Nhược điểm
Con bạn có thể bị thương khi không có sự giám sát nhưng rủi ro là thấp. Ví dụ, con bạn đi bộ một mình nửa km đến trường mỗi ngày an toàn hơn so với việc bạn chở chúng đi.
Ở một số tiểu bang của Mỹ, những phụ huynh áp dụng phương pháp này có thể bị buộc tội bỏ bê con cái. Điều này đã từng xảy ra với các bậc cha mẹ ở Maryland khi họ cho phép con đi từ công viên về nhà một mình, mặc dù lời buộc tội này sau đó đã bị bác bỏ.
 Ví dụ về phương pháp dạy con “nuôi thả”
• Bạn để đứa con đang tuổi mẫu giáo đi tự do trong sân chơi còn mình quan sát từ xa
• Bạn để trẻ đi một mình tới nhà bạn cách đó vài con phố. Nhưng trước khi đi, bạn sẽ giải thích cho trẻ phải làm gì khi không may bị lạc hay có người lạ tiếp cận

cha me truc thang phuong phap nuoi day con

 Cha mẹ trực thăng
Bạn có quen biết ai đó, người mà sắp xếp tất cả mọi thứ cho cuộc sống của con họ, từ những người bạn chúng chơi cùng, những thứ mà chúng ăn hay cả những việc chúng làm vào thời gian rảnh. Và bạn biết rằng đó là một phụ huynh luôn lo lắng tận tâm. Nhưng xã hội có thể đặt cho họ là “cha mẹ trực thăng”
Những đặc điểm của cha mẹ trực thăng:
• cố gắng kiểm soát mọi tình huống
• thiếu niềm tin vào khả năng xử lý của con họ, ồ, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có khả năng giải quyết các tình huống khéo léo như người lớn đấy nhé
• Liên tục đưa ra những hướng dẫn cho con cái
• Cuống lên giải quyết các vấn đề mà con cái gặp phải
Luôn nhớ rằng, những cha mẹ này đang hành động vì sự quan tâm và tình yêu thương. Họ hoàn toàn muốn những điều tốt nhất cho con và không muốn chúng bị ảnh hưởng chút gì đến tương lai bởi những quyết định sai lầm
uu va nhuoc diem cua cha me truc thang

 Ưu và nhược điểm
 Ưu điểm
Trong khi nhiều chuyên gia cảnh báo về cha mẹ trực thăng, cách thức nuôi dạy này vẫn gây ra tranh cãi rằng có thể khiến đứa trẻ cảm thấy ngột ngạt và phụ thuộc thì có một nghiên cứu chỉ ra điều ngược lại
Báo cáo được trích dẫn bởi một nghiên cứu năm 2016 ở các sinh viên đại học ở Mỹ và cha mẹ trực thăng của họ chỉ ra rằng, những đứa trẻ biết được cha mẹ đang theo dõi hành vi của chúng thường có ít khả năng mắc phải những điều sau:
• Uống rượu thường xuyên
• chấp nhận rủi ro tình dục
• hẹn hò với người thường xuyên uống rượu
 Nhược điểm
Kiểu nuôi dạy này cũng có nhược điểm. Theo các nhà tâm lý học tại đại học Indiana, những trẻ có cha mẹ trực thăng thường:
• Thiếu sự tự tin và lòng tự trọng
• gặp phải mức độ lo lắng và khả năng mắc trầm cảm cao hơn khi trưởng thành
• sợ thất bại
• giải quyết vấn đề kém
 Ví dụ về cha mẹ trực thăng
Con bạn đang chơi với một người bạn cùng lớp. Bạn nói với trẻ chúng nên chơi gì và ai là người chơi trước. Sau đó bạn làm trọng tài cho trò chơi. Điều này có thể khiến chúng chơi với nhau rất hòa bình, thân thiện và không xảy ra xích mích
Con bạn không đạt một bài kiểm tra, bạn đến gặp giáo viên và hỏi cho con thi lại.
nuoi day con kieu khong can thiep bo be

 Kiểu nuôi dạy không can thiệp/bỏ bê
Những gì được gắn nhãn không can thiệp, bỏ bê là cách nuôi dạy không nằm trong sự kiểm soát của cha mẹ. Nếu bạn là bố/mẹ đơn thân phải làm cùng lúc 2 công việc để kiếm sống, những thứ thiết yếu có thể dẫn đến một thực tế khó khăn, bạn cảm thấy mất kết nối với con mình
Những bố mẹ bỏ bê con cái có thể không tham gia các trận đấu thể thao của con. Họ có thể cũng chẳng gặp giáo viên hoặc đến trường của con. Có khả năng họ sẽ chẳng biết con mình thích màu gì, thích ăn gì hoặc những bạn bè thân của con là ai. Những đứa trẻ có bố mẹ như vậy thường cảm thấy không được yêu thương, không được đánh giá cao và không được quan tâm.
Những cha mẹ bỏ bê con cái sẽ:
• cảm thấy thờ ơ trước con cái, có thể là do những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ
• không quan tâm đến cả thể chất và tinh thần của đứa trẻ, ngoại trừ những nhu cầu cơ bản
• có thể hành động tùy tiện
• thiếu sự đáp lại
• thiếu đi cảm xúc hoặc sức khỏe từ cuộc sống của đứa trẻ
• có thể lạm dụng thể chất của con cái
Nghiên cứu từ năm 2009 chỉ ra rằng những cha mẹ nhớ lại việc bị lạm dụng thể chất vào thời thơ ấu của họ có khả năng tiếp tục trở thành cha mẹ bạo hành cao gấp 5 lần và có nguy cơ trở thành cha mẹ bỏ rơi cao hơn gấp 1,4 lần
Một lần nữa, việc nuôi dạy con cái không can thiệp thường không phải là một lựa chọn tỉnh táo. Những cha mẹ thế này thường có hoàn cảnh ngăn cản việc họ hình thành mối liên kết với con mình.
uu va nhuoc diem cua cha me khong can thiep

 Ưu và nhược điểm
 Ưu điểm
Không có tài liệu tích cực nào về phong cách nuôi dạy này mặc dù trẻ con có thể rất kiên cường và trở nên tự giác khi cần thiết. Nhưng nhìn chung, những đứa trẻ có cha mẹ không quan tâm có kết quả tệ nhất khi so sánh với những đứa trẻ khác
 Nhược điểm
Nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên tạp chí Nghiên cứu gia đình và trẻ em (Journal of Child and Family Studies) cho thấy những đứa trẻ bị bỏ bê thường:
• Khó kiểm soát cảm xúc
• Có khả năng bị trầm cảm
• Gặp phải những thách thức trong học tập
• Gặp khó khăn với các mối quan hệ xã hội
• Xu hướng chống đối xã hội
• Gặp lo lắng
 Ví dụ về việc nuôi dạy con cái không can thiệp
Bạn không biết con bạn đã hoàn thành bài tập chưa và điều đó cũng chẳng quan trọng
Bạn bỏ lại đứa con 4 tuổi của mình trong xe còn mình thì mua sắm trong trung tâm thương mại.
bai hoc rut ra ve phuong phap nuoi day con

 Bài học rút ra
Về cơ bản, có rất nhiều phong cách nuôi dạy con cái. Rất có thể bạn sẽ không phù hợp với một phong cách nào đó và điều này không sao cả. Con bạn là duy nhất theo cách mà bạn là người hiểu rõ nhất, vì vậy phong cách nuôi dạy con của bạn cũng là duy nhất
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, con bạn sẽ có kết quả tốt nhất nếu bạn vượt qua ranh giới mong manh của việc chăm sóc nhưng không quá kiểm soát. Nhưng cuối cùng, tất cả chúng ta đều đang đưa ra những quyết định có tính toán hoặc vẫn bay bổng như chúng ta thường làm, vì tình yêu dành cho những đứa con bé bỏng của ta
Nếu bạn có thắc mắc về việc nuôi dạy con cái hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của con bạn. Nếu không thể giúp bạn, bác sĩ có thể giới thiệu bạn tới một chuyên gia khác.

Related articles

Call to Action

Don’t hesitate to contact us. Our employees will contact you again in 24 hours. Your information will strictly be restricted for us to contact you and will not be leaked to any third parties.

0977.729.396