Mô hình thúc đẩy hạnh phúc cho học sinh Úc hỗ trợ các trường học trong việc cung cấp cho mọi học sinh nền tảng vững chắc nhất có thể, giúp các em đạt được nguyện vọng trong học tập và trong cuộc sống.
Tầm nhìn của mô hình hướng tới việc các trường học ở Úc trở thành các cộng đồng học tập thúc đẩy phúc lợi, sự an toàn và các mối quan hệ tích cực của học sinh, để các em có thể phát huy hết tiềm năng của mình.
Mô hình này dựa trên các bằng chứng chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố: an toàn, phúc lợi và học tập.
05 yếu tố trong mô hình bao gồm:
Tầm nhìn của mô hình hướng tới việc các trường học ở Úc trở thành các cộng đồng học tập thúc đẩy phúc lợi, sự an toàn và các mối quan hệ tích cực của học sinh, để các em có thể phát huy hết tiềm năng của mình.
Mô hình này dựa trên các bằng chứng chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố: an toàn, phúc lợi và học tập.
05 yếu tố trong mô hình bao gồm:
- Lãnh đạo
- Hòa nhập
- Tiếng nói của học sinh
- Quan hệ đối tác
- Hỗ trợ
- Hòa nhập
- Tiếng nói của học sinh
- Quan hệ đối tác
- Hỗ trợ
1. LÃNH ĐẠO
Thể hiện khả năng lãnh đạo để truyền cảm hứng tích cực cho cộng đồng trường học.
Nguyên tắc
Hiệu trưởng và lãnh đạo nhà trường đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một môi trường học tập tích cực, nơi tất cả các thành viên nhà trường đều cảm thấy được hòa nhập, kết nối, an toàn và được tôn trọng.
Các phương pháp hiệu quả
Phát triển tầm nhìn và giá trị của nhà trường, dựa trên những điểm mạnh hiện có, để nâng cao việc học tập của học sinh và duy trì sự an toàn và phúc lợi của toàn trường.
Tích cực hỏi ý kiến và kết hợp xem xét các quan điểm của học sinh về an toàn và phúc lợi, nhằm thúc đẩy kết quả học tập tích cực
Truyền thông toàn trường về các ưu tiên cho việc học tập, an toàn và phúc lợi của học sinh, khuyến khích các mối quan hệ hợp tác hướng tới tầm nhìn và giá trị chung của trường
Hợp tác phát triển các chính sách, kế hoạch và cấu trúc toàn trường để bảo vệ sự an toàn và thúc đẩy phúc lợi của giáo viên, nhân viên, học sinh và gia đình các em.
Thường xuyên theo dõi và xem xét năng lực của nhà trường trong việc giải quyết vấn đề an toàn và phúc lợi của toàn trường, nhằm xác định các điểm mạnh và những điểm cần cải thiện.
2. HÒA NHẬP
Văn hóa học đường hòa nhập và kết nối.
Nguyên tắc
Tất cả các thành viên trong trường học chủ động tham gia vào việc xây dựng một văn hóa học đường thân thiện, coi trọng sự đa dạng và nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực, đáng tôn trọng.
Các phương pháp hiệu quả
Ghi nhận và đánh giá cao vai trò và sự đóng góp của giáo viên, nhân viên, học sinh và gia đình trong việc xây dựng và duy trì sự kết nối trong trường học.
Tôn trọng sự đa dạng của mọi người và thực hiện các chiến lược chủ động nhằm xây dựng một trường học đường gắn kết và an toàn về văn hóa
Giảng dạy, mô hình hóa, thúc đẩy các giá trị, hành vi, nhằm tạo ra và duy trì môi trường học tập an toàn, hỗ trợ lẫn nhau.
Thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ tích cực, yêu thương và tôn trọng giữa học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên, giáo viên - phụ huynh và giáo viên - giáo viên
Tham gia vào rèn luyện chuyên môn để xây dựng năng lực nâng cao kỹ năng xã hội, cảm xúc và học tập cho tất cả học sinh, đồng thời tăng cường cảm nhận hạnh phúc của giáo viên, nhân viên nhà trường.
3. TIẾNG NÓI CỦA HỌC SINH
Sự tham gia đích thực của học sinh.
Nguyên tắc
Học sinh là những người tham gia tích cực vào việc học tập và hạnh phúc của bản thân, cảm thấy được kết nối, biết sử dụng các kỹ năng xã hội và cảm xúc của mình để được tôn trọng, thích ứng với môi trường và cảm thấy an toàn.
Các phương pháp hiệu quả
Tạo cơ hội để học sinh được ra quyết định về các vấn đề ảnh hưởng đến các em
Tạo và duy trì môi trường học tập hòa nhập và tương tác để khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh, nhằm thúc đẩy cảm giác kết nối
Tích cực thu hút học sinh thông qua việc sử dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng, dựa trên điểm mạnh, nhằm nâng cao khả năng học tập và hạnh phúc của chính các em
Có giáo trình rõ ràng để dạy các kỹ năng xã hội và cảm xúc, thực hành dựa trên thực chứng, liên quan đến các chủ đề như: an toàn cá nhân, khả năng thích ứng, các hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ và sự bảo vệ trong suốt chương trình học
Cộng tác với học sinh để phát triển các chiến lược nhằm nâng cao hạnh phúc, thúc đẩy sự an toàn và phòng chống bạo lực, bắt nạt và lạm dụng trong tất cả các không gian trực tuyến và thực tế.
4. QUAN HỆ ĐỐI TÁC
Hợp tác hiệu quả trong gia đình và cộng đồng.
Nguyên tắc
Gia đình và xã hội hợp tác với nhà trường với tư cách là đối tác trong việc hỗ trợ phát triển học tập, an toàn và phúc lợi cho học sinh.
Các phương pháp hiệu quả
Chủ động xây dựng các mối quan hệ hợp tác với gia đình và cộng đồng để tạo ra vốn hiểu biết chung về cách hỗ trợ việc học tập, an toàn và phúc lợi của học sinh
Phát triển các chiến lược thân thiện và hòa nhập nhằm duy trì quan hệ đối tác, đảm bảo tôn trọng văn hóa với các gia đình cũng như các tổ chức xã hội.
Xây dựng quan hệ đối tác với các gia đình bản địa tại khu vực và các tổ chức cộng đồng, nhằm đảm bảo một môi trường an toàn về văn hóa và trao đổi kiến thức qua lại hai chiều về các vấn đề an sinh.
Xây dựng liên kết với các tổ chức cộng đồng, dịch vụ và cơ quan để hỗ trợ các trường học xác định sớm nhu cầu và hợp tác lập kế hoạch hỗ trợ có mục tiêu cho tất cả học sinh và gia đình, bao gồm cả học sinh thuộc các nhóm dễ bị tổn thương
Thường xuyên theo dõi và xem xét năng lực của nhà trường để ứng phó với những trường hợp cụ thể về nhu cầu của học sinh và gia đình nhằm bảo vệ sự an toàn và hạnh phúc của các em trong bối cảnh của trường ở thành thị, khu vực, nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa.
5. HỖ TRỢ
Hạnh phúc và việc hỗ trợ hành vi tích cực.
Nguyên tắc
Nhân viên nhà trường, học sinh và gia đình chia sẻ và trau dồi sự hiểu biết về hạnh phúc, hành vi tích cực, cũng như hiệu quả hỗ trợ giảng dạy và học tập của chúng.
Các phương pháp hiệu quả
Tích cực khuyến khích sự tham gia của giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và gia đình trong việc thúc đẩy và công nhận hành vi tích cực
Ứng dụng yếu tố hạnh phúc và các hỗ trợ cho những chiến lược hành vi tích cực dựa trên bằng chứng, nhằm thúc đẩy khả năng thích nghi và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của toàn trường.
Áp dụng các phương pháp tiếp cận theo hệ thống toàn trường và hỗ trợ đa tầng đối với hành vi và hạnh phúc của học sinh, gia đình, cùng các thành viên nhà trường, nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của họ.
Tham gia học hỏi chuyên môn để hỗ trợ việc thực hiện nhất quán kế hoạch của nhà trường về hạnh phúc và hỗ trợ hành vi tích cực
Phân tích và đánh giá nghiêm túc các dữ liệu của nhà trường để đưa ra được các quyết định đáp ứng các nhu cầu thay đổi của học sinh và gia đình một cách hiệu quả.
Nguồn: Australian Student Wellbeing Framework. Student Wellbeing Hub (2020)
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn