1. Liệu pháp thú cưng
Thú cưng thực sự không chỉ là người bạn tốt mà còn là liệu pháp hiệu quả trong điều trị trầm cảm. Khi chơi và chăm sóc chúng, bạn sẽ tập trung và để ý tới chúng mà không phải suy nghĩ quá nhiều. Liệu pháp thú cưng cũng có thể làm tăng niềm tin vào bản thân và cải thiện các kỹ năng xã hội.
2. Ăn uống đúng cách để nâng cao tinh thần và sức khỏe thể chất
Không có thực phẩm nào có thể điều trị trầm cảm, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể là một phần của kế hoạch điều trị tổng thể. Xây dựng bữa ăn chính hợp lý và dùng các bữa phụ với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể có tác động tích cực đến điều trị trầm cảm.
3. Chọn thực phẩm để lên dây cót tinh thần
Một số nghiên cứu cho biết axit béo omega-3 và vitamin B12 có phản ứng tích cực với các chất hóa học trong não để ảnh hưởng đến tâm trạng và các chức năng khác của não. Và khi thiếu các chất này có thể dẫn trầm cảm. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ và cá thu có omega-3. Các loại hạt: hạt lanh, quả hạch, đậu nành và rau xanh cũng vậy. Hải sản là một nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào, nhưng những người ăn chay tìm vitamin này ở ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm chức năng.
4. Chọn thực phẩm có cacbohydrat (Carbs) ít chất béo
Cung cấp Carbohydrate sẽ tăng hàm lượng serotonin hóa học trong não, giúp tăng cảm giác hạnh phúc của bạn. Bạn có thể tìm thấy carbs từ rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, những thực phẩm này cũng cung cấp chất xơ cho bạn.
5. Sử dụng ít caffein
Hãy tự hỏi liệu bạn có thực sự cần đến tách cà phê thứ ba không? Lo lắng thường đi đôi trầm cảm. Sử dụng quá nhiều caffeine có thể khiến bạn lo lắng, bồn chồn. Mặc dù các nhà khoa học chưa tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa caffeine và chứng trầm cảm, nhưng việc cắt giảm nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc rối loạn này và cải thiện giấc ngủ của bạn.
6. Tập thể dục
Tập thể dục có tác dụng gần giống như thuốc chống trầm cảm đối với một số người. Chỉ cần đi dạo với bạn bè hoặc người thân 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy thể chất tốt hơn, ngủ ngon hơn vào ban đêm và cải thiện tâm trạng rõ rệt.
7. Chọn hoạt động yêu thích
Nếu bạn không thích chạy, bạn có thể lên kế hoạch cho một số bài tập hoặc hình thức thể thao mà bạn yêu thích như đá bóng, đá cầu, bơi lội, parkour, đạp xe, trồng cây... Điều quan trọng là chọn cái mà bạn cảm thấy thích. Làm việc mà bản thân yêu thích thường sẽ có hứng thú và hiệu quả hơn.
8. Giữ kết nối với mọi người
Kết nối với những người khác có thể giúp bạn vượt qua cảm giác cô đơn, lạc lõng. Bạn có thể tụ tập với bạn bè, quây quần cùng gia đình, người thân hoặc tham gia các hoạt động nhóm để nhận được sẽ giúp đỡ từ mọi người.
9. Tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời
Bạn có cảm thấy chán nản hơn vào mùa thu hoặc mùa đông? Bạn có thể mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD). Rối loạn này phổ biến nhất vào mùa đông, khi ít ánh sáng mặt trời. Bạn có thể điều trị SAD bằng liệu pháp ánh sáng, thuốc chống trầm cảm, thuốc bổ sung Vitamin D và liệu pháp trò chuyện.
10. Khám phá sự sáng tạo của bạn
Vẽ tranh, chụp ảnh, đan lát hoặc viết nhật ký là những cách mà bạn có thể khám phá cảm xúc của mình và thể hiện những gì cảm xúc đó dưới một hình thức sáng tạo. Điều này vừa giúp bạn giải tỏa cảm xúc vừa giúp bạn hiểu rõ hơn bạn là ai và bạn cảm thấy thế nào.
11. Dành thời gian để thư giãn đầu óc
Căng thẳng và lo lắng có thể làm tăng thêm các triệu chứng trầm cảm và khó hồi phục hơn. Học cách thư giãn để có thể giúp khôi phục cảm giác bình tĩnh và kiểm soát. Bạn có thể cân nhắc tham gia lớp học yoga hoặc thiền. Hoặc đơn giản hơn là nghe nhạc thư giãn khi tắm.
12. Hòa mình vào cộng đồng
Khi dành thời gian cho những người hoặc hoạt động mà bạn quan tâm, bạn có thể lấy lại cảm giác có mục đích. Và không mất nhiều thời gian để bắt đầu. Bạn có thể tình nguyện với một tổ chức từ thiện. Hoặc tham gia một nhóm thảo luận tại thư viện hoặc tại nhà thờ. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng về bản thân khi gặp gỡ những người mới và làm những điều mới.
13. Ngủ đủ giấc
Trầm cảm khiến bạn khó có được sự nghỉ ngơi tốt. Có những người ngủ quá nhiều và có những người lại không thể dễ chìm vào giấc ngủ. Hãy lập trình cho mình một thói quen ngủ đúng giờ và thức dậy vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Sử dụng các kỹ thuật thư giãn để giúp bạn dễ vào giấc hơn.
14. Tránh xa rượu và ma túy
Rượu và ma túy có thể làm chậm hoặc dừng quá trình hồi phục của bạn sau khi bị trầm cảm. Chúng cũng có thể làm cho tình trạng của bạn tồi tệ hơn và khiến thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả. Nếu bạn gặp vấn đề với việc lạm dụng chất kích thích, hãy yêu cầu trợ giúp ngay bây giờ. Bạn sẽ có cơ hội vượt qua trầm cảm tốt hơn.
15. Hãy kiên trì điều trị
Tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh và các thói quen tốt khác có thể giúp bạn cảm thấy lạc quan với cuộc sống của mình. Nhưng chúng sẽ không thay thế điều trị y tế hoặc liệu pháp nói chuyện. Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng, và nó có nguy cơ dẫn đến tự tử. Nếu bạn đang nghĩ đến việc làm hại bản thân, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Và đừng bao giờ ngừng hoặc thay đổi phương pháp điều trị mà không thảo luận với bác sĩ.