Bệnh Tâm Thần Phân Liệt - Những Lầm Tưởng Và Sự Thật Cần Nhìn Nhận

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã biết đến bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia) qua những bộ phim trên màn ảnh nhỏ. Tuy nhiên, không giống như trong phim, thực tế người mắc tâm thần phân liệt phải trải qua những thách thức gây khó khăn trong việc phân biệt giữa có thực và không có thực, đấu tranh trong suy nghĩ rõ ràng, quản lý cảm xúc, các mối quan hệ với người khác và thậm chí trong các hoạt động bình thường khác. Căn bệnh ảnh hưởng đến cách cư xử, cách suy nghĩ cũng như cách mà người mắc nhìn thế giới.

Các Loại Bệnh Tâm Thần Phân Liệt

Ở bài viết này, chúng ta sẽ không đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Nếu bạn muốn tìm những kiến thức trên, bạn có thể tham khảo trong bài viết tại đây.

Thay vào đó, chúng ta sẽ tìm hiểu các loại tâm thần phân liệt. Có nhiều loại tâm thần phân liệt; theo nghiên cứu, hội chứng này được phân loại dựa trên triệu chứng mà nó biểu hiện. 

Theo đó, DSM-IV đã miêu tả năm loại tâm thần phân liệt, đó là: 

  • Hoang tưởng

  • Vô tổ chức

  • Catatonic

  • Không phân biệt

  • Các loại còn lại

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, DSM-V (được xuất bản năm 2013), đã không còn sử dụng các danh mục này nữa. Các đặc điểm của các dạng bệnh này - bao gồm hoang tưởng, hành vi và lời nói vô tổ chức, và chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật - tất cả vẫn là đặc điểm để chẩn đoán tâm thần phân liệt, nhưng các chuyên gia đã không còn tách chúng ra thành các dạng riêng biệt. 

Ủy ban DSM đưa ra quyết định này vì họ nhận thấy rằng sự phân loại trước đây có các triệu chứng có độ trùng lặp cao và độ chính xác chẩn đoán thấp.

Khi chẩn đoán tâm thần phân liệt, chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ ghi chú các triệu chứng cụ thể của người đó và mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng để xác định kế hoạch điều trị tốt nhất cho người đó.

Theo DSM-V, phải có ít nhất hai trong số các triệu chứng sau đây và các triệu chứng phải kéo dài trong tối thiểu một tháng mới có thể chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần phân liệt hay không. Các triệu chứng đó là: 

  • Ảo tưởng

  • Ảo giác

  • Nói năng vô tổ chức

  • Hành vi vô tổ chức hoặc cực đoan

  • Các triệu chứng tiêu cực, chẳng hạn như giảm biểu hiện cảm xúc

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tâm thần phân liệt của một người sẽ phụ thuộc vào số lượng, tần suất và mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng này.

Nếu họ bị chứng catatonia, họ có thể nhận được chẩn đoán là tâm thần phân liệt với chứng catatonia. Tương tự như vậy với các chứng khác. 

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Tâm Thần Phổ Biến

Tâm Thần Phân Liệt: Những Lầm Tưởng Và Sự Thật Cần Nhìn Nhận

Nhiều người trong số chúng ta đã thu nhận các thông tin sai lệch từ Internet, hoặc được giải thích chưa đúng về bệnh tâm thần phân liệt dẫn đến các lầm tưởng về hội chứng này. Mặc dù điều đó có thể không gây ảnh hưởng vì tỉ lệ mắc tâm thần phân liệt cũng không ở mức cao. Tuy nhiên, hãy nhận thức đúng về hội chứng bởi biết đâu, ai đó xung quanh bạn sẽ cần sự hỗ trợ kịp thời. 

Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê ra những lầm tưởng về tâm thần phân liệt và sự thật mà ta cần nhìn nhận. 

Lầm Tưởng Số 1

Nhiều người nghĩ rằng người bị tâm thần phân liệt có một số nhân cách bị chia cắt, hoặc bệnh tâm thần phân liệt cũng giống như bệnh rối loạn đa nhân cách. 

Tuy nhiên, sự thật là, thuật ngữ “rối loạn đa nhân cách” chỉ đề cập đến tình trạng mà những tính cách của người bệnh được bộc lộ ra ngoài với một danh tính tạm thời, hoặc được xác định rõ ràng. Một người bị rối loạn đa nhân cách sẽ cư xử như một người khác lạ vào những thời điểm khác nhau. 

Trong khi đó, tâm thần phân liệt là một chứng rối loạn não mà người bệnh mất đi liên lạc với thực tế và có các triệu chứng như ảo tưởng, ảo giác, và niềm tin kỳ quái. Một người bị tâm thần phân liệt thì chỉ có một nhân cách. Từ “phân liệt” trong cụm bệnh tâm thần phân liệt đề cập đến sự không nhất quán, không đồng nhất về mặt suy nghĩ, cảm giác và hành vi của người bệnh; chứ không phải là sự phân chia của nhân cách như chúng ta vẫn lầm tưởng. Ví dụ: Người mắc tâm thần phân liệt sẽ cười khi nhớ đến một câu chuyện buồn.

Lầm Tưởng Số 2

Mọi người thường tin rằng tất cả những người bị tâm thần phân liệt đều mắc bệnh giống nhau.

Sự thật là, không phải tất cả bệnh nhân tâm thần phân liệt đều trải qua cùng một loại bệnh. Dựa trên các triệu chứng khác nhau, họ sẽ có tiến triển bệnh khác nhau. Như nói ở trên, sẽ có bệnh nhân đi kèm thêm với chứng Catatonia, hoặc có bệnh nhân sẽ đi kèm với các hành vi cực đoan,...

Lầm Tưởng Số 3

Rất nhiều người cho rằng người bị tâm thần phân liệt nguy hiểm. Họ nghĩ rằng người bệnh có thể rất hung dữ và gây hại cho bản thân hoặc những người xung quanh.

Sự thật là, những người mắc tâm thần phân liệt đôi khi có thể cư xử theo cách bạo lực, nhưng điều đó không có nghĩa tất cả người mắc hội chứng này đều có xu hướng bạo lực. Thứ chúng ta vẫn nói chỉ là một số ít mà thôi. Thậm chí, ngay cả những người không bao giờ thực hiện các hành vi bạo lực cũng có thể trở nên bạo lực khi bị bệnh. Vấn đề là khó phán đoán rằng một người bị tâm thần phân liệt có thể bộc phát khía cạnh bạo lực của họ hay không? Tuy nhiên, may mắn là khi được chẩn đoán chính xác và dùng các loại thuốc thích hợp, tỉ lệ những người bị tâm thần phân liệt trở nên bạo lực còn ít hơn cả những người không mắc hội chứng này. 

Do đó, các số liệu đã cho thấy những bệnh nhân đang được điều trị sẽ không gây nguy hiểm, và nguy cơ từ họ còn thấp hơn so với nguy cơ từ một người bình thường. 

Xem Thêm: Khám Bệnh Tâm Thần

Lầm Tưởng Số 4

Nhiều cha mẹ tin rằng, khi con mình bị bệnh tâm thần phân liệt là do mình đã có cách nuôi dạy con không tốt, hoặc nhiều người cho rằng những bệnh nhân có tiền sử bị lạm dụng trong thời thơ ấu.

Sự thật là, tâm thần phân liệt không phải do cách nuôi dạy con tồi hoặc do bị lạm dụng. Sự xuất hiện của bệnh tâm thần phân liệt có liên quan đến cấu trúc của não, và các yếu tố nguy cơ khác như di truyền, thể chất, cảm xúc và xã hội. Tuổi vị thành niên là giai đoạn mà một số thay đổi cấu trúc diễn ra trong não. Một trong những giả thuyết cho rằng do một số gián đoạn xảy ra trong não trong thời kỳ thanh thiếu niên khiến họ có thể dễ bị bệnh hơn, đặc biệt nếu các yếu tố nguy cơ khác cũng có mặt.

Lầm Tưởng Số 5

Rất nhiều người tin rằng người bị tâm thần phân liệt cần phải nhập viện để theo dõi.

Sự thật là, không phải tất cả những người bị tâm thần phân liệt đều cần phải nhập viện. Gia đình có thể chăm sóc người đó tại nhà, bằng cách tìm hiểu tình trạng bệnh và tìm hiểu loại hỗ trợ mà người đó cần, đồng thời chăm chỉ tuân thủ các lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Xem Thêm: Khám Tâm Thần

Lời Kết

Hiểu đúng về bệnh tâm thần phân liệt sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tích cực đối với người bệnh và giúp đỡ họ điều trị, trở lại cuộc sống thường nhật nhanh nhất. 

Hãy cùng chung tay với Viện Tâm lý Việt - Pháp trong việc nâng cao nhận thức về các hội chứng tâm lý và người bệnh. Không chỉ nhận thức đối với những người xung quanh, bạn cũng sẽ cần nhận thức về tình trạng của chính bản thân mình. Nếu có bất kì khó khăn, vướng mắc, rào cản nào trong tâm lý, bạn có thể liên hệ với hotline 0977.729.396 để được tư vấn và hỗ trợ điều trị sớm nhất. 

Bài viết có sự tham khảo từ các nguồn: 

  1. Schizophrenia: Myths and Facts - White Swan Foundation

  2. What are the different types of schizophrenia? - Medical News Today

  3. Schizophrenia Symptoms and Coping Tips - Help Guide

  4. Tâm Thần Phân Liệt - MSD Manuals

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/

0977.729.396