
Tỷ lệ căng thẳng ở các bạn trẻ
Trong một cuộc khảo sát năm 2013 về người lớn và các bạn tuổi dậy thì được thực hiện trực tuyến bởi Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, các bạn trẻ cho biết mức độ căng thẳng trong năm học vượt xa những gì họ cho là lành mạnh (tăng 5,8 lần trên thang 10 điểm). Mức độ căng thẳng trung bình được báo cáo của người lớn là 5,1 trên thang điểm 10, chứng tỏ rằng cảm giác căng thẳng ở các bạn trẻ ngang với ở người lớn.

• 31% bạn cảm thấy quá tải
• 30% bạn cảm thấy chán nản hoặc buồn bã do căng thẳng
• 36% bạn cảm thấy mệt mỏi
• 23% bạn bỏ bữa do căng thẳng
Căng thẳng dẫn đến kiệt sức như thế nào
Kiệt sức là một trạng thái căng thẳng mãn tính dẫn đến kiệt quệ về thể chất và cảm xúc, trầm cảm, cô lập với mọi người, hoài nghi và thành tích kém, thậm chí là cảm giác làm việc/ học tập không hiệu quả.
Mặc dù hầu hết thanh thiếu niên phải trải qua những tình huống gây căng thẳng và áp lực, nhưng căng thẳng mãn tính và các yếu tố gây căng thẳng chồng chất có thể dẫn đến trầm cảm, xuát hiện những hành vi hung hăng hoặc có xu hướng tự tử. Một số bạn có thể đánh nhau, uống rượu và hút thuốc hoặc các hành vi nguy cơ khác để cố gắng đối phó và giải quyết cảm giác căng thẳng của bản thân.
10 dấu hiệu của tình trạng kiệt sức ở các bạn trẻ

1. Chán nản: con không muốn làm bất cứ điều gì, mất hứng thú với những việc mình thích làm, giảm sự tập trung hoặc làm việc kém hiệu quả
2. Lo lắng: con của bạn đang cảm thấy lo lắng không rõ lý do hoặc có hành vi lo lắng quá mức. Không có khả năng thư giãn hoặc ngủ không ngon (gặp ác mộng, bồn chồn, v.v.) đều là dấu hiệu của lo lắng.
3. Mất ngủ: con bạn đang bị mất ngủ nếu chúng không thể đi vào giấc ngủ vào ban đêm hoặc thức giấc và không thể ngủ lại
4. Thói quen ăn uống: con bạn có dấu hiệu đang ăn quá nhiều hoặc ăn ít đi — cả hai đều là phản ứng của việc bị căng thẳng
5. Hành vi cảm xúc: Con bạn đang có hành vi bốc đồng hơn mức bình thường và có dấu hiệu bất ổn về cảm xúc (tức giận, sợ hãi hoặc buồn bã) nhiều hơn mức bình thường.
6. Chấn thương thể chất: con bạn đang trải qua những chấn thương, đau nhức không rõ nguyên nhân thực thể như: đau cổ hoặc lưng
7. Chậm kỳ kinh nguyệt: Nhiều tình trạng sức khỏe có thể khiến con gái tuổi dạy thì bị trễ chu kỳ kinh nguyệt; căng thẳng có thể là một lý do.
8. Các vấn đề về sức khỏe: Con bạn đang bị đau bụng, chóng mặt, khô họng và miệng.
9. Hành vi thần kinh: con bạn có hành động thái quá, căng thẳng về cảm xúc hoặc mất tỉnh táo so với tính cách của chúng (bao gồm giọng nói the thé hoặc cười gượng gạo)
10. Hành vi mạo hiểm: Hành vi rủi ro gia tăng có thể là một dấu hiệu của kiệt sức. Ví dụ, hút thuốc, uống rượu hoặc thử quan hệ tình dục hoặc ma túy đôi khi chỉ ra các vấn đề tiềm ẩn như kiệt sức.
Làm thế nào bạn có thể giúp một đứa trẻ dậy thì khi chúng quá áp lực
Cha mẹ có thể bắt đầu giúp đỡ bằng cách hiểu những vấn đề mà các con đang phải đối mặt. Với sự hướng dẫn và thời gian thích hợp, con bạn có thể học cách vượt qua căng thẳng cũng như các vấn đề liên quan. Đây là lý do tại sao cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia được đào tạo như một cố vấn hướng dẫn hoặc nhà tâm lý học.
Hỗ trợ và giáo dục sức khỏe tốt hơn (ở cả trường học, gia đình và ở cấp cộng đồng) có thể làm giảm các dấu hiệu khi phải đối mặt với căng thẳng và các hành vi không lành mạnh cho con bạn