Tất cả những đứa trẻ thường dễ bị rơi vào cái bẫy của sự so sánh. Chúng nhìn thấy thành công và năng khiếu của người khác nhưng thay vì chúc mừng họ, chúng chỉ thấy những khuyết điểm của bản thân. Khi điều này xảy ra, nó thường khơi dậy sự ganh ghét và đố kị.
Sự ghen tị xuất hiện khi người nào đó muốn những gì một người khác có. Nói cách khác, đứa trẻ đố kị cảm thấy không công bằng khi trẻ khác có thứ mà bản thân mong muốn.
Ví dụ như, trẻ con cảm thấy ghen tị khi một đứa trẻ khác được cho là nổi tiếng hơn hoặc được nhiều người thích hơn. Chúng cũng có thể thấy ganh ghét khi đứa trẻ khác được bầu làm lớp trưởng hay được nhận điểm số cao. Quần áo đẹp, thiết bị điện tử, và việc có nhiều bạn bè cũng có thể khiến trẻ con cảm thấy ganh tị.
Bất kể nguồn cơn gây nên sự ganh ghét là gì, đứa trẻ đố kị cũng thèm muốn những gì người khác có và mong ước nó trở thành của bản thân. Bởi lí do này, sự ganh ghét thường là gốc rễ của hành vi bắt nạt. Điều này cũng lý giải một phần cho hành vi xấu tính của con gái và sự công kích trong mối quan hệ.
Dưới đây là những lí do vì sao sự đố kị dẫn tới hành vi bắt nạt.
Kẻ Bắt Nạt So Sánh Bản Thân Với Người Khác
Hầu như tất cả các thanh thiếu niên đều so sánh và tự phán xét khi sử dụng mạng xã hội. Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tính đố kị gia tăng khi sử dụng mạng xã hội. Một phần là vì hầu hết mọi người đều chỉ đăng tải những “đẹp đẽ, nổi bật” trên mạng. Nói cách khác, họ chỉ đăng tải về sự thành công, các kì nghỉ và những bữa tiệc mà họ tham dự, hiếm khi nói về những phần vô vị và nhàm chán của cuộc đời họ.
Do vậy, khi thanh thiếu niên đọc được những thông tin này, chúng sẽ cho rằng các bài đăng này đại diện cho toàn bộ bức tranh đời sống của người khác và khi so sánh với cuộc sống tầm thường của chúng, chúng sẽ trở nên ganh tị. Và khi những cảm xúc ganh ghét và đố kị này phát triển, nó có thể dẫn tới bắt nạt.
Lí do rất đơn giản, người đố kị muốn lấy đi những thứ của người khác mà họ ghen tị. Và họ sử dụng bắt nạt như một công cụ.
Bắt nạt có thể bao gồm tất cả mọi thứ từ hành vi doạ nạt cho tới bêu xấu, tung tin đồn và bắt nạt trên mạng. Trong những trường hợp này, lòng đố kị trở thành một dạng của quyền lực. Mục đích là để tước đoạt những gì mà người khác có, dù cho đó là tài năng đặc biệt, được yêu thích hay có trang phục đẹp.
Kẻ bắt nạt thường có lòng tự trọng thấp
Đôi khi tính đố kị nổi lên khi một người cảm thấy kém cỏi, trống rỗng hay không có giá trị. Trong những trường hợp này, đứa trẻ muốn thu hẹp khoảng cách giữa những gì chúng có và những gì chúng muốn. Vì vậy, mục đích đằng sau hành vi bắt nạt là để bênh vực cảm xúc tự tôn của chính bản thân khi gây ra bất lợi cho người khác.
Nhưng tính đố kị là ham muốn mãnh liệt không thể được lấp đầy bởi hành vi bắt nạt. Những kẻ bắt nạt phát triển cảm xúc giá trị hay sự hạnh phúc của bản thân bằng cách gây bất lợi cho người khác. Mặc dù nhìn thấy người mà chúng đố kị phải đau khổ như những gì chúng mong muốn, điều đó cũng không khiến trẻ cảm thấy tốt hơn về bản thân. Và cuối cùng, kẻ bắt nạt vẫn gặp phải những vấn đề về lòng tự trọng cần được giải quyết.
Kẻ Bắt Nạt Có Tính Ganh Đua Và Thường Theo Chủ Nghĩa Hoàn Hảo
Tính đố kị có thể được gây nên bởi sự cạnh tranh. Trẻ em có thể ganh đua trong mọi lĩnh vực của cuộc sống bao gồm trong các mối quan hệ, điểm số, và địa vị.
Thông thường, trẻ có tính ganh đua và cầu toàn đố kị với người có lợi thế hoặc quyền lực hơn những gì chúng có. Chúng không thể chấp nhận thành công của người khác vì điều đó khiến chúng cảm thấy kém cỏi hơn hay kém hoàn hảo. Kết quả là, trẻ dùng đến bắt nạt.
Mục đích đằng sau hành vi bắt nạt là để loại bỏ sự cạnh tranh hay để tìm cách đoạt lại vị trí hay địa vị của đối thủ. Trẻ tin rằng bằng cách hạ thấp thành công của người khác thì chúng có thể khiến bản thân cảm thấy tốt hơn. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ có thể diễn ra theo cách này.
Lời Kết
Nếu bạn thấy con mình đang có tính đố kị, điều quan trọng là bạn phải giải quyết những cảm xúc này ngay lập tức. Giúp chúng tìm ra lí do vì sao chúng cảm thấy ghen tị. Sau đó, phát triển các giải pháp để cải thiện những cảm xúc này. Ví dụ như, hãy biến sự ganh ghét đó thành động lực để làm tốt hơn trong mục tiêu của chúng.
Thay vì chú tâm vào những gì trẻ không có, hãy dạy trẻ cách tập trung làm thế nào để đạt được những gì mình mong muốn một cách lành mạnh. Hơn nữa, giúp con bạn cải thiện lòng tự trọng, và dạy chúng rằng thành công của người khác không làm hạ thấp đi bản thân của chúng.
Nguồn bài: 3 Reasons Why Envy and Jealousy Lead to Bullying – VeryWell Family
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn