Tiếp Xúc Xã Hội Nhiều Có Thể Ảnh Hưởng Xấu Tới Bạn Hay Không?

Khảo sát mối quan hệ giữa tần suất tiếp xúc xã hội và sức khỏe.

Những Ý Chính:

  • Việc tiếp xúc xã hội thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tâm thần (ví dụ: hỗ trợ tình cảm và xã hội, cảm giác thân thuộc).

  • Tuy nhiên, tiếp xúc xã hội quá thường xuyên mang lại khá ít lợi ích cho sức khỏe và thậm chí còn có thể gây hại (ví dụ: căng thẳng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn).

  • Mọi người cần chú ý tới những tác động của việc tiếp xúc xã hội thường xuyên và tìm ra những cách lành mạnh để đối phó với nó (ví dụ: đặt ra ranh giới, dành thời gian ở một mình).

Sự cô độc và cô lập xã hội là một điều không hề tốt cho sức khỏe, trong khi các mối quan hệ và tiếp xúc xã hội lại đem đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta (ví dụ: hỗ trợ xã hội, hỗ trợ tinh thần, cảm giác thân thuộc).

Hay đó là điều mà chúng ta đã được nghe nói.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Stavrova và Ren, được đăng trên tạp chí Nhân cách Khoa học và Tâm lý Xã hội (Social Psychological and Personality Science) số tháng 8, cho thấy sự hòa nhập xã hội có thể không tốt cho sức khỏe nếu nó thực hiện quá mức. Chúng ta hãy cùng xem nghiên cứu dưới đây.

Nghiên Cứu 1: Tiếp Xúc Xã Hội và Sức Khỏe 

Dữ liệu được lấy từ chín đợt (từ năm 2002 đến năm 2018) của Khảo sát Xã hội châu Âu (European Social Survey), một cuộc khảo sát lớn nhằm xem xét những khía cạnh hạnh phúc khác nhau của mọi người. Cuộc khảo sát cuối cùng bao gồm 392,195 người tham gia (tuổi trung bình là 48 tuổi; 54% là nữ) đến từ 37 quốc gia. Thông tin về tần suất tiếp xúc xã hội (với bạn bè, người thân, đồng nghiệp), sức khỏe thể chất tự đánh giá và nhân khẩu học đã được thu thập.

Phân tích dữ liệu này đã cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa sức khỏe thể chất và tần suất tiếp xúc xã hội. 

Ban đầu, chẳng hạn như từ hàng năm đến hàng tháng, khi tần suất tiếp xúc xã hội tăng lên, sức khỏe thể chất tự đánh giá cũng đã tăng lên. Sau đó, biểu đồ đường cong này dần trở nên bằng phẳng, cho thấy rằng việc tăng tần suất tiếp xúc xã hội vượt quá một thời điểm nhất định (vài lần một tuần) có ít tác dụng tích cực bổ sung và không cải thiện sức khỏe đáng kể.

Nghiên Cứu 2: Tiếp Xúc Xã Hội và Tỷ Lệ Tử Vong 

Để tìm hiểu thêm về tác động của việc tiếp xúc xã hội, một nghiên cứu theo thời gian đã được thực hiện. Dữ liệu đến từ Uỷ Ban Kinh tế Xã hội Đức (German Socio-Economic Panel), một cuộc điều tra đại diện quốc gia ở Đức.

Để phân tích sức khỏe thể chất, dữ liệu từ năm đợt đã được sử dụng. Cuộc khảo sát bao gồm 49,675 người (53% là nữ; năm sinh trung bình là 1962). Đối với phân tích nguy cơ tử vong, mẫu bao gồm 52,542 người tham gia (năm sinh trung bình là 1960; 53% là nữ). Trong cuộc điều tra theo thời gian, khoảng 8% số người tham gia đã qua đời. Thời gian sống sót trung bình là 14 năm.

Phân tích dữ liệu cho thấy tần suất tiếp xúc xã hội cao nhất (tức là giao tiếp xã hội hàng ngày) không “liên quan đến sức khỏe tốt hơn đáng kể và sống lâu hơn so với tần suất trung bình (hàng tháng)”. Và việc vượt ra ngoài tần suất tương tác hàng ngày thậm chí đôi khi còn liên quan đến “nguy cơ tử vong cao hơn và thời gian sống sót thấp hơn”.

Sức Khoẻ, Tỷ Lệ Tử Vong và Liên Hệ Xã Hội

Hãy đặt những phát hiện này vào trong ngữ cảnh. Nghiên cứu trước đây cho thấy các mối quan hệ xã hội và hỗ trợ xã hội có liên quan tới kết quả tích cực và lối sống lành mạnh. Ví dụ, những người có mối quan hệ xã hội bền vững hơn thường có xu hướng tập thể dục, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và tuân thủ lời khuyên y tế. Ngược lại, sự cô đơn và cô lập xã hội có liên quan đến sức khỏe kém hơn.

Tuy nhiên, đánh giá hiện nay đã tìm ra rằng các tương tác xã hội không đem lại lợi ích vượt trên một số điểm nhất định. Tiếp xúc xã hội quá nhiều có thể không có lợi cho sức khỏe- hay tệ hơn là có những tác động bất lợi.

Nói rõ hơn, sự cô lập và cô đơn cũng không tốt cho sức khỏe. Đúng như vậy, tần suất tiếp xúc xã hội lớn hơn có liên quan đến sức khỏe tốt hơn trong cuộc điều tra thứ hai; hơn nữa, những người không tiếp xúc với xã hội có sức khỏe kém và tỷ lệ tử vong cao hơn. 

Vậy thì khi nào hoà nhập xã hội trở nên không lành mạnh? Trong nghiên cứu thứ hai, khi tần suất tiếp xúc xã hội được tăng lên hàng ngày, nó không còn mang ý nghĩa là sức khỏe tốt hơn; thay vào đó, nó tương ứng với tỷ lệ tử vong tăng lên.

Nói theo cách khác, “Tần suất từ không bao giờ liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm gia tăng lên hàng tháng” tương ứng với việc giảm 10% nguy cơ tử vong, nhưng tăng tần suất từ ​​hàng tháng đến hàng ngày có liên quan đến việc tăng 8% nguy cơ tử vong.

Những thay đổi này về nguy cơ tử vong (10% và 8%) là khá đáng kể. Để so sánh với các yếu tố dự báo tử vong khác, nam (so với nữ) có liên quan đến nguy cơ tử vong tăng 4%. Và kết hôn (so với không kết hôn) có liên quan đến nguy cơ tử vong thấp hơn 3%.

Do đó, tiếp xúc xã hội quá thường xuyên dường như là một yếu tố nguy cơ chính gây tử vong.

Cô Lập Xã Hội So Với Tiếp Xúc Xã Hội Thường Xuyên

Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Tại sao khi có tần suất tiếp xúc xã hội cao thì những lợi ích của việc giao tiếp xã hội lại biến mất? 

Chẳng hạn như, liệu rằng những người có tần suất tiếp xúc cao lại là những người có sức khỏe rất kém- như là bệnh nhân nhập viện, những người không lựa chọn tiếp xúc xã hội thường xuyên nhưng họ được yêu cầu phải làm vậy (ví dụ: tương tác với y tá, bác sĩ)? 

Câu trả lời là “không có khả năng”. Ở Thời điểm 1, sức khỏe kém hơn không dự đoán được tần suất tiếp xúc xã hội với bạn bè, đồng nghiệp hay hàng xóm cao hơn so với ở Thời điểm 2 (sau khi kiểm soát tần suất liên lạc ở Thời điểm 1); trên thực tế, nó được dự đoán là có ít sự liên lạc hơn. Điều này cũng đúng trong trường hợp tiếp xúc với người thân hoặc các thành viên trong gia đình; đối với những người có sức khỏe yếu kém nhất, tần suất tiếp xúc thật sự đã giảm đi.

Vậy tại sao mức độ xã hội hóa cao lại không mang lại lợi ích bổ sung cho sức khỏe (hoặc thay vào đó là gây hại).

Đặc biệt là, hầu hết các hành vi sức khỏe (ví dụ như uống nước, ngủ, tập thể dục, đánh răng) thường trở nên ít có lợi hơn khi nó vượt quá mức khuyến nghị.

Để minh họa, hãy cân nhắc lợi ích của vitamin: Sự khác biệt giữa việc uống và không uống lượng vitamin được khuyến nghị hàng ngày sẽ lớn hơn và tích cực hơn sự khác biệt giữa việc uống gấp hai lần hoặc ba lần liều lượng cho phép. Thật vậy, uống quá nhiều vitamin có thể ít có lợi cho sức khỏe hoặc gây hại cho bản thân. 

Thứ hai, giao lưu xã hội quá mức có thể mang nghĩa là hành động này có chất lượng thấp hơn, hay những sự tương tác căng thẳng hơn. Do đó, những lợi ích sức khỏe thường liên quan tới các mối quan hệ xã hội và tương tác xã hội có thể bị vô hiệu hóa bởi sự căng thẳng mà chúng gây ra. 

Nếu giao tiếp xã hội quá nhiều là không tốt cho sức khỏe và thay vào đó là căng thẳng, tại sao một số người vẫn tiếp tục hành động này thường xuyên như vậy? Có lẽ là họ không nhận thức được sự căng thẳng mà giao tiếp xã hội liên tục gây ra. Hoặc họ có ít lựa chọn trong mức độ giao tiếp xã hội thường xuyên (ví dụ: công việc của họ yêu cầu điều này).

Bất kể điều đó, chúng ta có thể coi kết quả hiện tại như một lời nhắc nhở rằng, giống như sự đơn độc và cô lập với xã hội, sự đồng hành và giao lưu xã hội có thể có những tác hại cũng như những lợi ích cho sức khỏe. Đối với tất cả mọi thứ, sự cân bằng chính là chìa khóa.

Lời Kết 

Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với xã hội quá nhiều và do đó, bạn lo lắng về sức khỏe của mình, hãy dành thời gian để xem xét những giải pháp tiềm năng dành cho bản thân. Ví dụ, hãy cân nhắc một bài tập thiền, dành thời gian ở nhà một mình, thời gian yên tĩnh hoặc thường xuyên nghỉ giải lao tại nơi làm việc, thiết lập ranh giới với bạn bè và đồng nghiệp- thậm chí là thay đổi công việc.

Hãy nhớ rằng sức khỏe của bạn là trên hết. Vì vậy, bạn nên đáp ứng những nhu cầu của bản thân nhưng cũng có thể lựa chọn tránh giao tiếp xã hội quá nhiều bất cứ khi nào mà bạn có thể.

Nguồn bài: Can Too Much Socializing Actually Be Bad for You?- Psychology Today

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/