Tham vấn nỗi đau có thể giúp con bạn đối mặt với sự mất mát một cách tốt nhất.
Sự ra đi của người thân yêu luôn là điều khiến mọi người cảm thấy nặng nề, và khi một đứa trẻ phải chịu đựng nỗi đau buồn ấy, chúng thực sự cần hỗ trợ để vượt qua những tổn thương và cảm nhận sự mất mát một cách lành mạnh nhất.
Tại Sao Cần Đến Tham Vấn Nỗi Đau?
Hầu hết trẻ em hồi phục sau nỗi đau mà không gặp bất kỳ vấn đề lâu dài nào về cảm xúc, nhưng một số đứa trẻ khác lại gặp phải vấn đề nghiêm trọng.
Trẻ em gặp các vấn đề lâu dài sau khi mất người thân sẽ cho thấy mức độ đau khổ cao. Các em khó tập trung ở trường, có các vấn đề về hành vi ngày càng tăng hoặc khó hình thành các mối quan hệ lành mạnh.
Trẻ em gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự đau buồn của mình có thể có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn điều chỉnh.
Đôi khi, sự đau buồn liên tục nảy sinh khi sự mất mát bắt nguồn tham những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ví dụ, một đứa trẻ sống sót sau một vụ tai nạn mà có người thân qua đời có thể cảm thấy tội lỗi, sợ hãi và bối rối.
Trẻ em cũng có thể cảm thấy tội lỗi quá mức về cái chết của người thân. Một đứa trẻ có thể nghĩ rằng việc nổi điên với ai đó có thể bằng cách nào đó dẫn đến cái chết của người đó. Hoặc, chúng có thể tin rằng hành vi của chúng bằng cách nào đó đã khiến điều tồi tệ xảy ra. Tham vấn tâm lý về nỗi đau có thể giúp đứa trẻ phát triển niềm tin lành mạnh hơn.
Khi những người thân cũng đang phải vật lộn để đối phó với sự mất mát, tham vấn về nỗi đau có thể là một ý kiến tốt. Một người vợ thương tiếc cho sự ra đi của chồng mình có thể sẽ không thể hiện tình cảm với con mình. Hoặc, một người cha đau buồn vì mất cha/mẹ có thể gặp khó khăn khi nói chuyện với con cái về sự mất mát trong khi con họ cũng đang phải vật lộn với chính việc mất ông/bà.
Làm Thế Nào Để Tham Vấn Tâm Lý Về Nỗi Đau?
Trẻ em ở mọi lứa tuổi có thể gặp khó khăn để hiểu được sự mất mát. Trẻ nhỏ khó có thể hiểu rằng cái chết là vĩnh viễn. Và những đứa trẻ lớn hơn có thể hình thành nỗi sợ hãi về việc mất đi những người thân yêu khác hoặc chúng có thể bối rối về cách thể hiện những cảm xúc không thoải mái.
Dưới đây là một số điều mà tham vấn tâm lý có thể giúp đỡ trẻ em:
Xác thực cảm xúc của chúng
Giúp chúng kiểm soát những cảm xúc phức tạp, như tức giận, buồn bã, sợ hãi và bối rối
Cho phép chúng nói về trải nghiệm của chúng trong một môi trường an toàn
Giúp trẻ học cách tôn trọng sự mất mát của mình
Cung cấp hỗ trợ cho các thành viên gia đình và người chăm sóc muốn giúp đỡ một đứa trẻ đang đau buồn
Hỗ trợ thích nghi với sự ra đi của một người thân yêu
Các Loại Tham Vấn Tâm Lý Về Nỗi Đau
Thông thường, trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo trở lên có thể được giúp đỡ tham tham vấn tâm lý về nỗi đau. Trẻ nhỏ hơn có xu hướng tham gia vào các hoạt động và vui chơi giúp chúng kiểm soát cảm xúc của mình, trong khi trẻ lớn hơn có thể dành nhiều thời gian hơn để nói về cảm xúc và trải nghiệm của chúng.
Có một số hình thức tham vấn tâm lý về nỗi đau khác nhau cho trẻ em, bao gồm:
Theo nhóm: Việc cho đứa trẻ gặp gỡ những trẻ khác trong độ tuổi của chúng, những người cũng đã trải qua sự mất mát có thể có ích. Trẻ nhỏ có thể thực hiện các dự án nghệ thuật, tham gia vào liệu pháp âm nhạc hoặc học các kỹ năng đối phó cụ thể với một chuyên gia. Các nhóm trẻ vị thành niên có thể nói về sự mất mát của chúng với các bạn cùng lứa tuổi. Nhiều cộng đồng cung cấp các nhóm tham vấn miễn phí hoặc chi phí thấp cho trẻ em.
Cá nhân: Trẻ em có thể tham mình tham dự các buổi tham vấn. Một chuyên gia về nỗi đau sẽ tham khảo ý kiến của bạn về tình trạng của con bạn và sau đó để con bạn sắp xếp thời gian nói chuyện riêng với họ. Trẻ nhỏ có thể tham gia vào các hoạt động như vẽ trong khi trẻ lớn hơn có thể tập trung hơn vào việc chia sẻ.
Gia đình: Cha mẹ hoặc anh chị em có thể được mời tham dự các buổi họp cùng nhau để mọi người có thể cùng nói về sự mất mát. Cha mẹ cũng thường được giáo dục tâm lý về cách hỗ trợ tốt nhất cho đứa trẻ đang đau buồn.
Xem Thêm: Hoạt Động Chánh Niệm Cho Trẻ
Điều Gì Sẽ Xảy Ra Trong Quá Trình Tham Vấn Tâm Lý Về Nỗi Đau?
Điều sẽ xảy ra trong quá trình tham vấn tâm lý về nỗi đau phụ thuộc vào từng độ tuổi, nhu cầu của con bạn và các phương pháp ưu tiên của chuyên gia. Nhưng đây là một số điều có thể xảy ra trong buổi tham vấn:
Vẽ hoặc tô màu hình ảnh của một người thân yêu đã qua đời và xác định điều chúng sẽ nhớ nhất về người đó
Tạo dựng các nghi lễ với gia đình để giúp trẻ tôn vinh ký ức của người thân, chẳng hạn như quyết định cách tổ chức sinh nhật của người thân sau khi người đó qua đời
Đọc sách về nỗi đau và sự mất mát cùng với chuyên gia
Nói về tất cả những cảm xúc bắt nguồn tham sự đau buồn
Phát triển các phương pháp để đối phó với nỗi buồn, chẳng hạn như vẽ, nói chuyện với một người bạn, xem tranh hoặc ôm một con thú bông
Sử dụng liệu pháp vui chơi để giúp trẻ đối mặt với sự mất mát một cách lành mạnh
Xác định các phương pháp để đối phó với nỗi sợ hãi, chẳng hạn như nỗi sợ mất đi một người thân yêu khác
Làm sách bài tập về nỗi đau và sự mất mát
Tạo một cuốn sổ lưu niệm về những kỷ niệm yêu thích của chúng với người thân yêu
Tham khảo ý kiến của người chăm sóc về cách giúp trẻ đối phó tốt nhất với những cảm xúc cụ thể hoặc một số vấn đề nhất định
Các Dấu Hiệu Bạn Nên Tìm Kiếm Sự Trợ Giúp Của Chuyên Gia
Bạn có thể quyết định đưa con mình đến gặp chuyên gia tham vấn bất cứ lúc nào sau khi xảy ra biến cố — ngay cả khi bạn không thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng nào. Nói chuyện với ai đó về sự mất mát có thể hữu ích trong việc ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng bắt đầu.
Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây, bạn cần đưa con bạn đến gặp chuyên gia tham vấn tâm lý về nỗi đau nếu những triệu chứng này kéo dài hơn một vài tuần:
Những cơn ác mộng thường xuyên về cái chết
Không còn hứng thú với các hoạt động, sở thích trước đó
Kêu ca nhiều về nhức đầu, đau bụng hoặc các triệu chứng thể chất khác mà không rõ nguyên nhân
Gia tăng các vấn đề về hành vi
Thay đổi tâm trạng
Thành tích ở trường kém đi
Cảm giác cô lập xã hội tăng lên
Dễ bị cáu gắt, khó chịu hơn
Suy sụp và sợ hãi về cái chết của một người thân yêu khác
Nếu con bạn bộc lộ ý nghĩ muốn tự hại hoặc tự sát, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức.
Hãy nhớ rằng con bạn có thể được lợi ích từ việc tham vấn tâm lý ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Một đứa trẻ mẫu giáo trải qua sự mất mát có thể cần được tham vấn khi còn nhỏ để thực sự giải quyết nỗi mất mát và có một cái nhìn mới mẻ về ý nghĩa cuộc sống của chúng. Chúng có thể cần được giúp đỡ khi đau buồn vì người thân yêu của chúng sẽ không có mặt ở các mốc quan trọng trong tương lai, chẳng hạn như lễ tốt nghiệp hoặc đám cưới.
Làm Thế Nào Để Giải Thích Cho Con Bạn?
Con của bạn có thể bối rối về lý do tại sao chúng cần đến gặp một chuyên gia tham vấn tâm lý. Giải thích điều đó một cách lành mạnh có thể làm giảm nỗi sợ hãi của con bạn về việc gặp gỡ một người mới.
Hãy thử so sánh vết thương tình cảm với vết thương thể xác. Hãy nói điều gì đó chẳng hạn như, “Khi con bị trầy xước đầu gối, bố mẹ sẽ giúp con xử lý vết thương và chăm sóc vết thương tại nhà. Nhưng nếu con bị thương nặng, bố mẹ sẽ phải đưa con đến gặp bác sĩ để chăm sóc vết thương đó. Vết thương trong lòng cũng tương tự. Có những lúc chúng ta có thể chăm sóc chúng ở nhà nhưng đôi khi, khi chúng nghiêm trọng hơn, chúng ta nên đến gặp một chuyên gia có thể giúp chúng ta.”
Giải thích rằng một chuyên gia tham vấn tâm lý về nỗi đau sẽ giúp con bạn học cách đối mặt với những cảm xúc khó khăn, như buồn bã và tức giận, và hiểu rõ rằng những cảm xúc đó là bình thường sau khi trải qua sự mất mát.
Xem Thêm: Những Triệu Chứng Lo Âu (anxiety) Ở Trẻ
Bạn Nên Mong Đợi Điều Gì Từ Cuộc Hẹn Đầu Tiên Với Chuyên Gia?
Một chuyên gia tham vấn tâm lý có thể sẽ muốn gặp bạn và con bạn trong buổi hẹn đầu tiên. Bạn có thể phải hoàn thành các thủ tục giấy tờ về tiền sử bệnh lý của con bạn và bất kỳ mối bận tâm nào về con mà bạn có.
Cuộc hẹn có thể kéo dài một đến hai tiếng. Chuyên gia tham vấn tâm lý sẽ muốn biết về sức khoẻ tổng thể của con bạn, kết quả học tập ở trường, hoàn cảnh gia đình, thói quen hàng ngày và những sự mất mát mà con bạn đã trải qua.
Chuyên gia tham vấn tâm lý có thể có một số câu hỏi cho con bạn và muốn gặp riêng con bạn (đặc biệt nếu con bạn ở tuổi vị thành niên). Họ cũng có thể yêu cầu bạn cho phép họ nói chuyện với bác sĩ, giáo viên hoặc những người chăm sóc khác của con bạn.
Chuyên gia tham vấn tâm lý sẽ đưa ra các khuyến nghị, chẳng hạn như cuộc hẹn hàng tuần hoặc giới thiệu con bạn đến một nhóm trị liệu.
Trẻ em thường quan sát những người lớn xung quanh mình để học cách đối mặt với đau buồn và mất mát. Vì vậy, mặc dù bạn có thể muốn che giấu cảm xúc của mình với con bạn, nhưng làm như vậy sẽ khiến con bạn bối rối.
Đứa trẻ có thể thắc mắc tại sao bạn không buồn hoặc có thể nghĩ rằng việc có những cảm xúc mãnh liệt là không đúng. Điều quan trọng là nói về cảm xúc của bạn (mà không tạo gánh nặng cho con bạn) và chỉ cho con bạn các phương pháp đối phó lành mạnh với tình trạng đau buồn.
Có thể rất khó để giúp trẻ giải quyết nỗi đau khi bạn cũng đang buồn. Điều quan trọng là bạn cần phải chăm sóc bản thân và gặp chuyên gia tham vấn tâm lý để giúp bạn kiểm soát cảm xúc nếu bạn đang gặp khó khăn.
Nguồn: Grief Counseling for Children - Verywell Family
Có Thể Bạn Muốn Đọc:
>>>> Sự Khác Biệt Giữa Cố Vấn, Khai Vấn & Tham Vấn Tâm Lý
>>>> Tham vấn & trị liệu tâm lý là gì? Có những phương pháp tham vấn/ trị liệu tâm lý nào?