Sự Phát Triển Của Khả Năng Tự Nhận Thức Và Phân Loại

Tự nhận thức (self-awareness) bao gồm nhìn nhận được các khía cạnh khác nhau của bản thân bao gồm các đặc điểm, hành vi và cảm giác. Về cơ bản, đó là một trạng thái tâm lý trong đó bản thân trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Tự nhận thức là một trong những thành phần đầu tiên xuất hiện trong khái niệm về bản thân. Mặc dù nhận thức về bản thân là điều quan trọng đối với con người của bạn nhưng nó không phải là điều mà bạn tập trung sâu sắc vào mọi thời điểm mỗi ngày. Thay vào đó, tự nhận thức sẽ trở thành bức tranh dệt nên bạn là ai và xuất hiện ở những điểm khác nhau tùy thuộc vào tình huống và tính cách của bạn.

Con người không sinh ra đã hoàn toàn tự ý thức được. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh có ý thức tự nhận thức rất thô sơ.

Trẻ sơ sinh có nhận thức rằng chúng là một sinh thể riêng biệt với những người khác, điều này được chứng minh bằng các hành vi như phản xạ cơ bản trong đó trẻ sơ sinh tìm kiếm núm vú khi có vật gì đó cọ vào mặt mình. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể phân biệt giữa hành động tự chạm vào bản thân và người khác chạm vào bản thân.

Khởi Điểm Của Tự Nhận Thức 

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ý thức phức tạp hơn về tự nhận thức bắt đầu xuất hiện vào khoảng một tuổi và trở nên phát triển hơn nhiều vào khoảng 18 tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu Lewis và Brooks-Gunn đã thực hiện các nghiên cứu về cách thức phát triển khả năng tự nhận thức.

Các nhà nghiên cứu bôi một chấm đỏ lên mũi trẻ sơ sinh và sau đó bế trẻ lên gương. Những đứa trẻ nhận ra mình trong gương sẽ tự đưa tay lên mũi thay vì hình ảnh phản chiếu trong gương, điều này cho thấy rằng chúng đã có ít nhất một mức độ tự nhận thức. Lewis và Brooks-Gunn phát hiện ra rằng hầu như không có trẻ em dưới một tuổi nào tự chạm lên mũi thay vì hình ảnh phản chiếu trong gương.

Khoảng 25% trẻ sơ sinh từ 15 đến 18 tháng chạm lên mũi trong khi khoảng 70% trẻ từ 21 đến 24 tháng chắc chắn làm như vậy.

Điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu của Lewis và Brooks-Gunn chỉ ra khả năng tự nhận thức bằng hình ảnh của trẻ sơ sinh; trẻ em thực sự có thể sở hữu các hình thức tự nhận thức khác ngay cả ở thời điểm đầu đời này. Ví dụ, các nhà nghiên cứu Lewis, Sullivan, Stanger và Weiss cho rằng việc bộc lộ cảm xúc có liên quan đến tự nhận thức cũng như khả năng suy nghĩ về bản thân trong mối quan hệ với người khác.

Sự Phát Triển Của Khả Năng Tự Nhận Thức 

Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng một vùng não được gọi là vỏ não trước nằm ở vùng thùy trán đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức về bản thân. Các nghiên cứu cũng đã sử dụng hình ảnh não để chỉ ra rằng vùng này được kích hoạt ở những người trưởng thành có khả năng tự nhận thức.

Thí nghiệm của Lewis và Brooks-Gunn cho thấy rằng khả năng tự nhận thức bắt đầu xuất hiện ở trẻ em khoảng 18 tháng tuổi, độ tuổi trùng với sự phát triển nhanh chóng của các tế bào trục ở vỏ não trước. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng một bệnh nhân vẫn giữ được khả năng tự nhận thức ngay cả khi bị tổn thương nhiều vùng não bao gồm vùng não trong và vỏ não trước.

Điều này cho thấy rằng những vùng não này không cần thiết cho hầu hết các khía cạnh của tự nhận thức và thay vào đó, nhận thức có thể phát sinh từ các tương tác được phân phối giữa các mạng lưới trong não.

Các Mức Độ Của Sự Tự Nhận Thức

Vậy chính xác thì làm thế nào để trẻ em nhận thức được bản thân là những sinh thể riêng biệt? Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng trẻ em tiến bộ qua một loạt các mức độ nhận thức về bản thân từ khi mới sinh đến khoảng 4 hoặc 5 tuổi. Sự nhận thức về bản thân được quan sát bằng cách trẻ em phản ứng với hình ảnh phản chiếu của chính mình trong gương.

Các Loại Tự Nhận Thức

Các nhà tâm lý học thường chia nhận thức về bản thân thành hai loại khác nhau, cộng đồng hoặc cá nhân.

Tự Nhận Thức Về Cộng Đồng

Loại này xuất hiện khi mọi người nhận thức được cách họ được nhìn nhận bởi người khác. Sự tự nhận thức cộng đồng thường xuất hiện trong các tình huống khi mọi người là trung tâm của sự chú ý, chẳng hạn như khi thuyết trình hoặc nói chuyện với một nhóm bạn.

Kiểu tự nhận thức này thường buộc mọi người phải tuân thủ các chuẩn mực xã hội. Khi nhận thức được rằng mình đang bị theo dõi và đánh giá, chúng ta thường cố gắng cư xử theo những cách được xã hội chấp nhận và mong muốn.

Sự tự nhận thức cộng đồng cũng có thể dẫn đến nỗi lo âu bị đánh giá khi mà người ta trở nên đau khổ, sợ hãi hoặc lo lắng về cách được người khác nhìn nhận.

Tự Nhận Thức Cá Nhân

Kiểu này xảy ra khi mọi người nhận thức được một số khía cạnh của bản thân, nhưng theo cách mà chỉ riêng bạn trải nghiệm. Ví dụ, nhìn ngắm khuôn mặt của bạn trong gương là một kiểu tự nhận thức về bản thân.

Cảm giác đau bụng khi nhận ra mình quên học bài cho một bài kiểm tra quan trọng hoặc cảm thấy trái tim mình xốn xang khi nhìn thấy ai đó mà bạn cảm thấy thu hút cũng là những ví dụ về sự tự nhận thức về bản thân.

Tự Ý Thức (Self-Consciousness)

Đôi khi, mọi người có thể ý thức quá nhiều về bản thân và trở thành tự ý thức. Bạn đã bao giờ cảm thấy như mọi người đang theo dõi bạn, đánh giá hành động của bạn và chờ xem bạn sẽ làm gì tiếp theo? Trạng thái tự nhận thức mức độ cao này có thể khiến bạn cảm thấy khó xử và lo lắng trong một số trường hợp.

Trong rất nhiều tình huống, những cảm giác tự ý thức này chỉ là tạm thời và nảy sinh trong những tình huống khi chúng ta đang "trong tầm ngắm". Tuy nhiên, đối với một số người, ý thức về bản thân quá mức có thể phản ánh một tình trạng mãn tính như rối loạn lo âu xã hội.

Những người tự ý thức cá nhân có mức độ tự nhận thức cá nhân cao hơn, điều này có thể là cả tốt và xấu.

Những người này có xu hướng nhận thức rõ hơn về cảm xúc và niềm tin của họ, và do đó có nhiều khả năng tuân theo các giá trị cá nhân của họ. Tuy nhiên, họ cũng có nhiều khả năng phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực về sức khỏe như gia tăng căng thẳng và lo lắng.

Những người tự ý thức cộng đồng có mức độ tự nhận thức cộng đồng cao hơn. Họ có xu hướng suy nghĩ nhiều hơn về cách người khác nhìn họ và thường lo lắng rằng người khác có thể đánh giá họ dựa trên ngoại hình hoặc hành động của họ. Kết quả là, những người này có xu hướng tuân theo các tiêu chuẩn của nhóm và cố gắng tránh những tình huống mà họ có thể trông xấu hoặc cảm thấy xấu hổ.

Đôi Lời Nhắn Nhủ

Tự nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta hiểu bản thân và cách chúng ta liên hệ với những người khác và thế giới. Tự nhận thức cho phép bạn đánh giá bản thân trong mối quan hệ với người khác.

Những người có khả năng tự nhận thức cực cao có thể có khả năng tự ý thức quá mức. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang đấu tranh với sự tự ý thức đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, hãy thảo luận về các triệu chứng của bạn với bác sĩ hoặc nhà tâm lý để tìm hiểu thêm về những gì bạn có thể làm để đối phó với những cảm giác này.

Nguồn: Self-Awareness Development and Types. Verywell Mind (2020). 

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/