Dù ta có dám thừa nhận hay không, tiêu chuẩn sắc đẹp của chúng ta đang bị mạng xã hội định hình. Giờ đây dù tốt hay xấu, chúng ta đều đang liên tục “tiêu thụ” các bức ảnh đăng trên mạng trên mạng. Chính vì vậy, mạng xã hội và cách chúng ta nhìn nhận cơ thể đã trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau.
Mạng xã hội vừa có những ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân. Vậy nên, ta cần phải có hiểu biết về những ảnh hưởng đó để giảm thiểu tác động của chúng tới sức khoẻ tâm thần của chính mình.
Những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội tới hình ảnh bản thân
Mạng xã hội (MXH) có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới cách chúng ta nhìn nhận cơ thể bản thân. Những nội dung về sức khoẻ, thể dục, hay các chế độ ăn chay đang trở thành những hình mẫu truyền cảm hứng cho một số người dùng. Bằng việc xem nhưng nội dung như vậy, người dùng MXH có thể duy trì một cái nhìn về cơ thể một cách lành mạnh và tích cực.
Gần đây, tổ chức Eating Disorder Hope đã trình bày chi tiết việc MXH có thể đem lại nhiều ích lợi cho cách phụ nữ nhìn nhận cơ thể của mình. Họ cho biết rằng sự lan truyền của làn sóng yêu cơ thể (body positivity) đã tạo ra một không gian mạng nơi mọi loại hình cơ thể đều được chấp nhận và thấu hiểu. Chính vì vậy, “sự ủng hộ dành cho mọi cơ thể trên MXH có thể tạo ra những ảnh hưởng to lớn đến những cá nhân đang tích cực đấu tranh với chứng rối loạn ăn uống.” Thêm vào đó, thông qua tham gia nhóm hỗ trợ trên các nền tảng khác nhau, một số người dùng có thể tháo gỡ những kì thị nặng nề về cách nhìn nhận cơ thể.
Bên cạnh đó, Instagram có khả năng giúp người dùng cảm thấy mạnh mẽ hơn bằng việc loại bỏ một số từ khoá và hashtag về rối loạn ăn uống để không ai có thể tìm chúng, theo tiến sĩ Sarah Gervais của Psychology Today. Khi các cụm từ này bị loại bỏ, mọi người tập trung chú ý hơn tới những cách thể hiện cơ thể lành mạnh trên MXH.
Nghiên cứu về phong trào yêu cơ thể và MXH của Beth Daley cho thấy “chỉ cần tiếp xúc với một bài đăng thể hiện việc yêu cơ thể trên Instagram dù là rất ngắn cũng có thể cải thiện cách tự nhìn nhận cơ thể ở nhóm phụ nữ trẻ, so với những bài đăng thể hiện ngoại hình được lý tưởng hoá hoặc trung tính.”
Tuy nhiên Daley cũng tìm ra rằng, những người phụ nữ được khảo sát trong nghiên cứu này cũng đồng thời suy nghĩ về cơ thể mình nói chung nhiều hơn. Theo cách khác, những bài đăng về việc yêu cơ thể có thể khiến phụ nữ tự tin hơn, nhưng đồng thời cũng khiến phụ nữ phải suy nghĩ nhiều hơn đến ngoại hình của mình.
Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tới hình ảnh bản thân

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mạng xã hội phần lớn có ảnh hưởng tiêu cực đến cách con người nhìn nhận cơ thể của mình.
Dự án Know, một tổ chức phi lợi nhuận được tạo ra để giúp đỡ những người có hành vi nghiện, đã tìm hiểu xem MXH có thể làm chứng rối loạn ăn uống, cũng như một số đặc tính di truyền và tâm lý trở nên trầm trọng hơn. Dù dự án chưa chứng minh được chắc chắn rằng MXH dẫn đến các rối nhiễu tâm lý, nó có thể làm các rối nhiễu tâm lý từ trước đó trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, những phụ nữ trẻ thường so sánh ngoại hình của bản thân với những phụ nữ khác trên Facebook theo hướng tiêu cực. Nghiên cứu trên 227 nữ giới đang học đại học chỉ ra rằng “những người phụ nữ trẻ dùng Facebook nhiều hơn có thể sẽ lo lắng về cơ thể của mình hơn vì họ so sánh bản thân với người khác (đặc biệt là với bạn bè đồng trang lứa).” Chính vì vậy, việc dùng MXH có thể để lại những hậu quả về mặt tâm lý trong cách phụ nữ nhìn nhận cơ thể của chính mình.
Chủ đề so sánh cơ thể trên MXH đang là một vấn đề ngày càng được quan tâm trong giới nghiên cứu. “MXH đã tạo ra thêm một con đường để mọi người có thể tham gia vào quá trình so sánh cơ thể của mình với người khác một cách không lành mạnh. Chúng ta cần phải làm truyền thông thêm về sức khoẻ, có thêm những biện pháp can thiệp hành vi để giải quyết vấn đề này, đặc biệt là trong những nhóm dân số dễ bị tổn thương”, theo Deanna Puglia, chuyên gia truyền thông và báo chí. Những nghiên cứu cho vấn đề này thật sự cấp thiết, bởi ngày càng có nhiều phụ nữ trẻ tuổi so sánh cơ thể của mình với những phiên bản trên MXH.
Một nghiên cứu bởi Florida House Experience cho thấy phụ nữ lẫn đàn ông đều so sánh cơ thể của mình với những hình mẫu trên phương tiện truyền thông. Khảo sát có sự tham gia của 1000 người cả nam lẫn nữ, tập trung vào nghiên cứu cách họ nhìn nhận cơ thể, sự tự tin của họ và truyền thông. Kết quả chỉ ra 87% phụ nữ và 65% đàn ông so sánh cơ thể của mình với những hình ảnh họ thấy trên MXH và các phương tiện truyền thông truyền thống. Trong số đó, 50% phụ nữ và 37% đàn ông cho rằng cơ thể của mình thua kém hơn người khác.
Một bài báo trên Time đã chỉ ra rằng những phần mềm chỉnh sửa có ảnh hưởng tới cách nhìn nhận bản thân thua kém như vậy: “Do sự xuất hiện của một loạt các ứng dụng chỉnh ảnh miễn phí, những người nghiện selfie giờ đây có thể biến đổi cơ thể của mình trong những bức ảnh dễ hơn cả trang điểm.” Việc chỉnh sửa ảnh một cách cực kì chi tiết và cẩn thận như vậy có thể cho người dùng một cảm giác ảo rằng mình đang là người được kiểm soát, rằng nếu họ biến đổi cơ thể mình họ sẽ được chú ý nhiều hơn. Sự sai lệch giữa nhận thức và thực tế như vậy có thể làm gia tăng sự khác biệt trong cảm nhận của người dùng về bản thân ở bên ngoài và trên mạng.
Người dùng cần phải nhận thức được những tác động tiêu cực của MXH đối với cách họ nhìn nhận cơ thể của mình, vì những hậu quả này có thể tàn phá sức khoẻ tâm thần của họ. Chính điều này càng khiến chúng ta phải chú ý hơn đến vấn đề tâm lý khi sử dụng mạng xã hội.
Các phương pháp để ngăn chặn các vấn đề về hình ảnh bản thân
Mạng xã hội vừa có những ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân. Vậy nên, ta cần phải có hiểu biết về những ảnh hưởng đó để giảm thiểu tác động của chúng tới sức khoẻ tâm thần của chính mình.
Những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội tới hình ảnh bản thân
Mạng xã hội (MXH) có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới cách chúng ta nhìn nhận cơ thể bản thân. Những nội dung về sức khoẻ, thể dục, hay các chế độ ăn chay đang trở thành những hình mẫu truyền cảm hứng cho một số người dùng. Bằng việc xem nhưng nội dung như vậy, người dùng MXH có thể duy trì một cái nhìn về cơ thể một cách lành mạnh và tích cực.
Gần đây, tổ chức Eating Disorder Hope đã trình bày chi tiết việc MXH có thể đem lại nhiều ích lợi cho cách phụ nữ nhìn nhận cơ thể của mình. Họ cho biết rằng sự lan truyền của làn sóng yêu cơ thể (body positivity) đã tạo ra một không gian mạng nơi mọi loại hình cơ thể đều được chấp nhận và thấu hiểu. Chính vì vậy, “sự ủng hộ dành cho mọi cơ thể trên MXH có thể tạo ra những ảnh hưởng to lớn đến những cá nhân đang tích cực đấu tranh với chứng rối loạn ăn uống.” Thêm vào đó, thông qua tham gia nhóm hỗ trợ trên các nền tảng khác nhau, một số người dùng có thể tháo gỡ những kì thị nặng nề về cách nhìn nhận cơ thể.
Bên cạnh đó, Instagram có khả năng giúp người dùng cảm thấy mạnh mẽ hơn bằng việc loại bỏ một số từ khoá và hashtag về rối loạn ăn uống để không ai có thể tìm chúng, theo tiến sĩ Sarah Gervais của Psychology Today. Khi các cụm từ này bị loại bỏ, mọi người tập trung chú ý hơn tới những cách thể hiện cơ thể lành mạnh trên MXH.
Nghiên cứu về phong trào yêu cơ thể và MXH của Beth Daley cho thấy “chỉ cần tiếp xúc với một bài đăng thể hiện việc yêu cơ thể trên Instagram dù là rất ngắn cũng có thể cải thiện cách tự nhìn nhận cơ thể ở nhóm phụ nữ trẻ, so với những bài đăng thể hiện ngoại hình được lý tưởng hoá hoặc trung tính.”
Tuy nhiên Daley cũng tìm ra rằng, những người phụ nữ được khảo sát trong nghiên cứu này cũng đồng thời suy nghĩ về cơ thể mình nói chung nhiều hơn. Theo cách khác, những bài đăng về việc yêu cơ thể có thể khiến phụ nữ tự tin hơn, nhưng đồng thời cũng khiến phụ nữ phải suy nghĩ nhiều hơn đến ngoại hình của mình.
Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tới hình ảnh bản thân

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mạng xã hội phần lớn có ảnh hưởng tiêu cực đến cách con người nhìn nhận cơ thể của mình.
Dự án Know, một tổ chức phi lợi nhuận được tạo ra để giúp đỡ những người có hành vi nghiện, đã tìm hiểu xem MXH có thể làm chứng rối loạn ăn uống, cũng như một số đặc tính di truyền và tâm lý trở nên trầm trọng hơn. Dù dự án chưa chứng minh được chắc chắn rằng MXH dẫn đến các rối nhiễu tâm lý, nó có thể làm các rối nhiễu tâm lý từ trước đó trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, những phụ nữ trẻ thường so sánh ngoại hình của bản thân với những phụ nữ khác trên Facebook theo hướng tiêu cực. Nghiên cứu trên 227 nữ giới đang học đại học chỉ ra rằng “những người phụ nữ trẻ dùng Facebook nhiều hơn có thể sẽ lo lắng về cơ thể của mình hơn vì họ so sánh bản thân với người khác (đặc biệt là với bạn bè đồng trang lứa).” Chính vì vậy, việc dùng MXH có thể để lại những hậu quả về mặt tâm lý trong cách phụ nữ nhìn nhận cơ thể của chính mình.
Chủ đề so sánh cơ thể trên MXH đang là một vấn đề ngày càng được quan tâm trong giới nghiên cứu. “MXH đã tạo ra thêm một con đường để mọi người có thể tham gia vào quá trình so sánh cơ thể của mình với người khác một cách không lành mạnh. Chúng ta cần phải làm truyền thông thêm về sức khoẻ, có thêm những biện pháp can thiệp hành vi để giải quyết vấn đề này, đặc biệt là trong những nhóm dân số dễ bị tổn thương”, theo Deanna Puglia, chuyên gia truyền thông và báo chí. Những nghiên cứu cho vấn đề này thật sự cấp thiết, bởi ngày càng có nhiều phụ nữ trẻ tuổi so sánh cơ thể của mình với những phiên bản trên MXH.
Một nghiên cứu bởi Florida House Experience cho thấy phụ nữ lẫn đàn ông đều so sánh cơ thể của mình với những hình mẫu trên phương tiện truyền thông. Khảo sát có sự tham gia của 1000 người cả nam lẫn nữ, tập trung vào nghiên cứu cách họ nhìn nhận cơ thể, sự tự tin của họ và truyền thông. Kết quả chỉ ra 87% phụ nữ và 65% đàn ông so sánh cơ thể của mình với những hình ảnh họ thấy trên MXH và các phương tiện truyền thông truyền thống. Trong số đó, 50% phụ nữ và 37% đàn ông cho rằng cơ thể của mình thua kém hơn người khác.
Một bài báo trên Time đã chỉ ra rằng những phần mềm chỉnh sửa có ảnh hưởng tới cách nhìn nhận bản thân thua kém như vậy: “Do sự xuất hiện của một loạt các ứng dụng chỉnh ảnh miễn phí, những người nghiện selfie giờ đây có thể biến đổi cơ thể của mình trong những bức ảnh dễ hơn cả trang điểm.” Việc chỉnh sửa ảnh một cách cực kì chi tiết và cẩn thận như vậy có thể cho người dùng một cảm giác ảo rằng mình đang là người được kiểm soát, rằng nếu họ biến đổi cơ thể mình họ sẽ được chú ý nhiều hơn. Sự sai lệch giữa nhận thức và thực tế như vậy có thể làm gia tăng sự khác biệt trong cảm nhận của người dùng về bản thân ở bên ngoài và trên mạng.
Người dùng cần phải nhận thức được những tác động tiêu cực của MXH đối với cách họ nhìn nhận cơ thể của mình, vì những hậu quả này có thể tàn phá sức khoẻ tâm thần của họ. Chính điều này càng khiến chúng ta phải chú ý hơn đến vấn đề tâm lý khi sử dụng mạng xã hội.
Các phương pháp để ngăn chặn các vấn đề về hình ảnh bản thân
Cần phải nghiên cứu thêm về các biện pháp ngăn ngừa và điều trị cách nhìn nhận tiêu cực về cơ thể do mạng xã hội gây ra.
Hãy bỏ điện thoại xuống, rời xa MXH một chút để sống năng động hơn. Hoặc nếu điều này là quá khó, hãy thay đổi chủ đề trên feeds MXH. Thay vì theo dõi những người nổi tiếng và ngắm nhìn những bức ảnh bị chỉnh sửa quá đà, hãy tìm tới những khung cảnh truyền cảm hứng cho bạn, đồ ăn ngon, động vật dễ thương để nhắc nhở rằng cuộc sống không chỉ là về ngoại hình.
Bỏ theo dõi hoặc bỏ kết bạn với những tài khoản nào lấy cơ thể ra để cố bán các loại sản phẩm cho bạn.
Theo dõi các tài khoản khuyến khích một lối sống lành mạnh bằng các thông tin chính xác. Học đối xử với cơ thể như cách các influencer yêu cơ thể làm.
Tránh nói những lời tiêu cực về cơ thể của bạn, đặc biệt là ở ngoài đời.
Những người đang gặp khó khăn với cách nhìn nhận cơ thể nên tìm tới các chuyên gia sức khoẻ tâm thần để được giúp đỡ một cách tốt nhất và đạt được kết quả lâu dài.
Nguồn: The Link between Social Media and Body Image
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:


