Nhiều người không nhận ra rằng họ thường mang công việc về nhà. Công việc có thể rất căng thẳng, nhưng khi chúng ta đáng lẽ được thư giãn - từ buổi chiều khi bước ra khỏi văn phòng cho đến sáng hôm sau khi quay trở lại - chúng ta thường để cho căng thẳng công việc lấn át thay vì tận dụng tối đa cuộc sống cá nhân của mình.
Có nhiều lý do chúng ta làm điều này, nhưng có nhiều lý do còn quan trọng hơn tại sao chúng ta có thể và nên học cách dừng lại. Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ hơn cách chúng ta vô tình làm công việc căng thẳng hơn và cách để không mang công việc về nhà. Điều này sẽ làm giảm căng thẳng và tăng mức độ hạnh phúc của bạn.
Chúng Ta Đã Đưa Công Việc Về Nhà Như Thế Nào?
Chúng Ta Nghĩ Về Công Việc Trên Đường Đi Làm Về
Thời gian lái xe từ cơ quan về nhà có thể là lúc tận hưởng cảm giác tự do không phải làm việc nhưng thông thường mọi người lại chọn nghiền ngẫm về những căng thẳng trong ngày, nhớ lại những thất vọng và suy nghĩ về mọi thứ đang đè nặng lên vai.
Lựa chọn này có thể làm mức độ căng thẳng tăng còn cao hơn khi làm việc. Nếu điều này nghe có vẻ giống bạn, thì bây giờ là lúc bạn nên kiểm soát và biến việc đi về nhà thành thời gian để giảm bớt căng thẳng trong ngày. Trong tuần tới, hãy cố gắng để ý những suy nghĩ và thói quen của bạn trên đường về nhà. Hãy cố gắng hết sức để sử dụng thời gian di chuyển như một khoảng "thời gian chuyển tiếp", để bạn khởi động và tập trung lại. Hãy coi đó là thời gian dành cho bản thân để chuẩn bị cho những việc khác trong gia đình.
Chúng Ta Trút Những Căng Thẳng Trong Công Việc Lên Người Thân Yêu
Phàn nàn về công việc với người thân là một điều phổ biến ở những người phải chịu căng thẳng, áp lực công việc. Điều này khiến bạn cảm thấy tốt hơn vào lúc đó nhưng có thể sẽ phải trả giá sau này.
Mặc dù dồn nén cảm xúc không phải là một giải pháp tối ưu, nhưng khi thời gian đáng lẽ ta dành với những người thân yêu thì ta lại tập trung vào những căng thẳng dồn nén trong ngày. Điều đó khiến chúng ta mất nhiều hơn là được. Chúng ta càng tập trung vào công việc thì chúng ta càng có ít thời gian để lưu tâm đến những khoảnh khắc ở hiện tại và tận hưởng những khoảnh khắc ấy; và ngược lại.
Trong tuần này, hãy thử để ý xem bạn dành bao nhiêu thời gian để phàn nàn về công việc và đó có phải là khoảng thời gian phù hợp để phàn nàn hay không.
Chúng Ta Nói Xấu Về Những Người Đồng Nghiệp Khó Tính
Việc tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần khi ứng phó với những người đồng nghiệp khó tính là điều rất chắc chắn xảy ra. Tuy nhiên, cũng như việc trút bỏ căng thẳng trong công việc nói chung, việc tập trung quá nhiều vào căng thẳng do những đồng nghiệp khó tính gây ra có thể cướp đi niềm vui trong cuộc sống cá nhân của bạn. Nếu bạn thấy mình dành nhiều giờ để nghĩ lặp đi lặp lại hoặc thậm chí ám ảnh về những gì mà đồng nghiệp mang lại cho cuộc sống của bạn, thì đã đến lúc bạn nên đánh giá xem đây có phải là cách tốt nhất để dành thời gian hay không và quyết định cách dừng lại nếu cần thiết.
Chúng Ta Lo Lắng Về Công Việc Thay Vì Thư Giãn
Nếu bạn phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao trong công việc, bạn có thể khó để lại công việc khi về nhà. (Điều này đặc biệt đúng đối với những người làm việc tại nhà.)
Nếu việc suy nghĩ về những giải pháp cho công việc là niềm vui và không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống cá nhân của bạn, đặc biệt nếu công việc của bạn giống như một đam mê (calling) đối với bạn, chứ không đơn thuần chỉ là một công việc, thì chúng hoàn toàn ổn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình đang căng thẳng hoặc suy ngẫm quá nhiều về những vấn đề trong công việc, tốt nhất bạn nên để gánh nặng đó ở lại nơi làm việc. (Đừng lo lắng, nó sẽ ở đó khi bạn quay lại.)
Nhiều người không thể rời khỏi công việc, gặp khó khăn về giấc ngủ vì họ lặp đi lặp lại mọi thứ trong đầu và tâm trí của họ không thể dừng lại để đi ngủ. Nếu những lo âu về công việc đang ảnh hưởng đến thời gian thư giãn hoặc ngủ của bạn, hãy cân nhắc thực hiện "brain dump" (chuyển tải những gì bạn đang nghĩ sang một phương tiện lưu trữ khác) hoặc viết danh sách việc cần làm hoặc nhật ký lo âu như một thói quen trước khi đi ngủ hoặc thư giãn.
Chúng Ta Thường Tự Trách Bản Thân
Nếu tất cả những điều này nghe có vẻ quá quen thuộc, đừng để nó làm bạn căng thẳng. Tình trạng căng thẳng về công việc khi bạn không ở nơi làm việc là điều khá phổ biến, vì vậy đừng tự đổ lỗi cho bản thân. Thay vào đó, hãy tập trung vào cách giảm bớt căng thẳng và tận hưởng cuộc sống khi bạn không ở nơi làm việc.
Xem Thêm:
>>>> 8 Mẹo Để Giải Quyết Căng Thẳng Khi Làm Việc Ở Nhà
Làm Thế Nào Để Thoát Khỏi Sự Căng Thẳng Trong Công Việc?
Lên Kế Hoạch Trước Khi Tan Làm
Một trong những cách tốt nhất bạn có thể giảm căng thẳng công việc là chuẩn bị tinh thần trước khi rời khỏi chỗ làm. Hãy chuẩn bị cho mình một danh sách việc cần làm khi bạn quay lại vào ngày hôm sau. Điều này có thể cho phép bạn bắt đầu ngày làm việc và cảm thấy tập trung, cũng như cho phép bạn rời khỏi chỗ làm và cảm thấy rằng mọi thứ đã được hoàn thiện nhiều nhất có thể cho đến ngày hôm sau.
Nếu bạn dễ bị căng thẳng về những vấn đề chưa được giải quyết khi về nhà, bạn thậm chí có thể làm thêm một bước nữa là tạo danh sách các giải pháp khả thi cho bất kỳ vấn đề nào bạn nghĩ có thể theo bạn về nhà; khi đó bạn có thể nhắc nhở bản thân rằng bạn đã nghĩ về nó nhiều nhất có thể, và bây giờ bạn cần phải gạt nó ra khỏi tâm trí của mình. Mọi thứ sẽ rõ ràng hơn khi bạn đi làm vào ngày hôm sau. Biết được điều này sẽ giúp bạn để công việc lại ở cơ quan.
Tạo Một Thói Quen Sau Giờ Làm
Tương tự như giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ khi chúng có một thói quen trước khi đi ngủ, việc thực hiện một thói quen sau giờ làm việc là một cách tuyệt vời để giúp bản thân bạn thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Hơn nữa, đó có thể là cách tạo cho bạn một thói quen thư giãn đầu óc và xả hết căng thẳng sau một ngày dài làm việc.
Thói quen này có thể bao gồm những việc đơn giản như hít thở sâu khi bước ra ngoài và nhắc nhở bản thân rằng hiện tại bạn đã rời khỏi công việc cả về thể chất và tinh thần. (Bạn có thể hít thở thật sâu, rũ lắc chân tay, và tưởng tượng để lại gánh nặng ở cửa.) Bạn cũng có thể suy nghĩ về những gì bạn đang mong đợi vào buổi tối hoặc nhắn tin cho một người thân yêu và tập trung sự chú ý vào cuộc sống cá nhân của bạn.
Hãy thử nghiệm và xem xét những gì phù hợp với bạn nhất. Bất cứ điều gì hiệu quả với bạn, hãy biến nó thành thói quen và tiếp tục thực hiện nó.
Tận Hưởng Quá Trình Tan Làm Trên Con Đường Đi Về Nhà
Con đường đi làm về có thể rất căng thẳng nếu bạn cứ ngẫm nghĩ về những công việc trong ngày hoặc để tình trạng giao thông làm bạn căng thẳng hơn. Bằng cách sắp xếp một chút, bạn có thể biến con đường về của mình thành một trải nghiệm mà bạn mong đợi hơn là một trở ngại khác cần phải vượt qua để thư giãn. Một cách để tối đa hóa thời gian đi làm của bạn là nghe sách nói, kể cả tiểu thuyết (cho vui) hoặc sách phi hư cấu trong một lĩnh vực mà bạn muốn phát triển.
Nghe nhạc cũng là một cách giảm căng thẳng đơn giản, hoặc liệt kê và đếm những điều bạn biết ơn - chúng có thể khiến thời gian trôi qua nhanh hơn và còn giúp bạn có một tâm hồn lạc quan hơn và trân trọng những người thân yêu hơn khi về nhà với họ.
Bạn Nên Làm Gì Khi Về Nhà?
Tạo Một Môi Trường Gia Đình Nhẹ Nhàng, Ấm Áp Cho Bản Thân
Bởi vì chúng ta dành rất nhiều thời gian không làm việc ở nhà, điều quan trọng là phải có một môi trường gia đình làm dịu căng thẳng của bạn chứ không phải khiến bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi hơn bình thường.
Tự Thưởng Bản Thân
Hãy nghĩ về những điều nhỏ trong cuộc sống giúp bạn cười và tận hưởng chúng nhiều hơn. Những việc tăng cường hạnh phúc nhỏ này, được các nhà tâm lý học gọi là "thú vui", có thể nâng cao tâm trạng của bạn và giảm căng thẳng.
Đó có thể là một tách trà, bộ phim hài yêu thích, một buổi đi dạo với người thân yêu, một bồn tắm nhẹ nhàng hoặc bất cứ điều gì khác mang lại cho bạn một chút niềm vui. Cố gắng hài hòa chúng để có một chút "mới mẻ" và bạn sẽ càng thích thú hơn. Bạn xứng đáng với những điều đó.
Trau Dồi Tư Duy
Nghiên cứu cho thấy những người có quan điểm rõ ràng có khả năng tập trung vào khoảnh khắc hiện tại và chuyển sự tập trung của họ rời khỏi sự căng thẳng trong quá khứ hoặc lo lắng về tương lai. Điều này có nghĩa là khả năng để công việc căng thẳng ở lại nơi làm và dành thời gian bạn có vào mỗi buổi tối và cuối tuần để đơn giản là tận hưởng cuộc sống. Thực hành các bài tập chánh niệm có thể tăng khả năng duy trì góc nhìn hiện tại của bạn, vì vậy chúng rất được khuyến khích để giảm căng thẳng sau công việc cũng như để xây dựng khả năng phục hồi đối với căng thẳng nói chung.
Tranh Thủ Sự Hỗ Trợ
Nếu bạn cần nói về những điều khiến bạn căng thẳng trong công việc trước khi bạn có thể trút bỏ chúng, thì sẽ rất hữu ích khi có một người hỗ trợ, lắng nghe và giúp bạn trút bỏ căng thẳng. (Tùy thuộc vào điều gì giúp bạn nhiều nhất, đây có thể là người xác thực cảm xúc của bạn và giúp bạn tập trung lại, người giúp bạn động não và gỡ rối, hoặc người cho phép bạn trút bỏ và biến nỗi thất vọng thành tiếng cười.)
Tranh thủ sự hỗ trợ cũng có thể là nhờ ai đó nhẹ nhàng nhắc nhở bạn tập trung lại suy nghĩ và năng lượng nếu bạn bắt đầu bị sa lầy vào những suy nghĩ căng thẳng trong công việc. Cuối cùng, nếu bạn đang cảm thấy quá căng thẳng trong công việc, tranh thủ sự giúp đỡ có nghĩa là chia sẻ với bác sĩ của bạn hoặc tìm một nhà trị liệu giỏi, người có thể giúp bạn đưa ra các phương pháp ứng phó hiệu quả hoặc một kế hoạch mới.
Làm Cho Thời Gian Khi Về Nhà Thật Ý Nghĩa
Cuối cùng, một trong những cách thú vị và hiệu quả nhất để loại bỏ căng thẳng trong công việc là thực sự tập trung vào làm cho phần còn lại của cuộc đời bạn trở nên một điều gì đó đáng để bạn chú ý và đủ hấp dẫn để bạn không phải bận tâm căng thẳng nếu cần. Điều này có nghĩa là tạo ra đủ sự cân bằng trong cuộc sống của bạn bao gồm cả thời gian giải trí và sở thích, vun đắp các mối quan hệ lành mạnh để giúp bạn cảm thấy thỏa mãn và giải tỏa tâm trí của bạn khỏi căng thẳng. Tạo ra những thói quen lành mạnh để giảm bớt căng thẳng, cũng như đặt ra những mục tiêu khiến bạn hứng thú và thực hiện chúng, hoặc đôi khi nó có thể đơn giản là tận hưởng khoảnh khắc hiện tại, bất cứ điều gì bạn tình cờ đang làm tại thời điểm đó.
Nguồn: The #1 Key to Work-Life Balance, According to a Life Coach - Verywell Mind