Hiệu ứng tắc kè hoa là một hiện tượng khi chúng ta bắt chước phong cách, cử chỉ hoặc nét mặt của những người mà chúng ta thường xuyên tương tác nhất. Hiệu ứng này khiến bạn thay đổi hành vi trong vô thức để phù hợp với hành vi của những người trong vòng kết nối xã hội thân thiết của bạn, hoặc thậm chí là người lạ.
Hiện tượng này được đặt tên theo tắc kè hoa (chameleon), một loài động vật thay đổi màu da để ngụy trang vào bất kỳ môi trường nào chúng ở.
Bạn có thể nhận thấy một người bạn hoặc người thân sử dụng câu cửa miệng hay cử chỉ tay yêu thích của bạn hoặc phát hiện mình cũng đang làm như vậy. Đây là hiệu ứng và hành động của tắc kè hoa và điều này là hoàn toàn bình thường. Hầu như tất cả mọi người đều đã trải qua hiệu ứng tắc kè hoa vào một thời điểm nào đó trong đời.

1. Tại sao chúng ta làm điều đó?
Bắt chước một người, cho dù vô thức hay không, là điều mà tất cả chúng ta đều làm thường xuyên.
Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta làm điều đó vì nó có khả năng ảnh hưởng tích cực đến các tương tác xã hội của chúng ta với những người khác. Khi bạn phản chiếu hành vi của một người gần gũi với bạn, người có hành vi được phản chiếu sẽ nhận thấy điều đó và có cảm xúc tích cực đối với bạn.
Một điều đáng chú ý là, thuật ngữ "bắt chước" đôi khi có thể mang sắc thái tiêu cực, nhưng nó chỉ đơn giản có là sao chép và vô hại trong hầu hết các trường hợp.
Hiện tượng này được đặt tên theo tắc kè hoa (chameleon), một loài động vật thay đổi màu da để ngụy trang vào bất kỳ môi trường nào chúng ở.
Bạn có thể nhận thấy một người bạn hoặc người thân sử dụng câu cửa miệng hay cử chỉ tay yêu thích của bạn hoặc phát hiện mình cũng đang làm như vậy. Đây là hiệu ứng và hành động của tắc kè hoa và điều này là hoàn toàn bình thường. Hầu như tất cả mọi người đều đã trải qua hiệu ứng tắc kè hoa vào một thời điểm nào đó trong đời.

1. Tại sao chúng ta làm điều đó?
Bắt chước một người, cho dù vô thức hay không, là điều mà tất cả chúng ta đều làm thường xuyên.
Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta làm điều đó vì nó có khả năng ảnh hưởng tích cực đến các tương tác xã hội của chúng ta với những người khác. Khi bạn phản chiếu hành vi của một người gần gũi với bạn, người có hành vi được phản chiếu sẽ nhận thấy điều đó và có cảm xúc tích cực đối với bạn.
Một điều đáng chú ý là, thuật ngữ "bắt chước" đôi khi có thể mang sắc thái tiêu cực, nhưng nó chỉ đơn giản có là sao chép và vô hại trong hầu hết các trường hợp.
2. Tác động của Hiệu ứng tắc kè hoa
Hiệu ứng tắc kè hoa là sự bắt chước trong vô thức hành vi của người khác và đây là điều hoàn toàn bình thường. Nếu bạn sống hoặc tiếp xúc với những người khác đủ lâu, bạn chắc chắn sẽ nhận ra một số hành vi, cách cư xử, nét mặt và cử chỉ của họ.
Hiệu ứng tắc kè hoa được đặc biệt nhận thấy ở những cặp đôi đã bên nhau lâu năm, hoặc những người bạn thân thiết nhất.
Hiệu ứng tắc kè hoa đã được chứng minh là có tác động tích cực đến các tương tác xã hội của con người. Theo Tanya L. Chartrand và John A. Bargh, hai nhà tâm lý học đầu tiên khám phá ra hiện tượng này, những người thấu cảm cao có xu hướng bắt chước người khác hơn hẳn.
Khi một người thực sự thấu cảm, họ chú ý nhiều hơn và hình thành mối liên hệ sâu sắc hơn với người mà họ đang tương tác, điều này khiến họ có nhiều khả năng sao chép hơn.
Tuy nhiên, khi những người không thực sự thấu cảm cố gắng bắt chước người khác, cử chỉ đó có thể trở nên giả tạo và có tác động ngược lại so với những lợi ích xã hội mà mọi người thường nhận được do hiệu ứng tắc kè hoa.
3. Bắt chước hoạt động như thế nào?
Có hai cách bắt chước cử chỉ cơ thể thường thấy. Cách phổ biến nhất trong hiệu ứng tắc kè hoa là kiểu soi gương (mirrowise).
Khi một người bắt chước người khác kiểu soi gương, họ sẽ làm cùng một cử chỉ nhưng ngược hướng với người đối diện. Vì vậy, nếu người được bắt chước di chuyển tay phải của họ theo một cử chỉ nhất định trong khi nói chuyện, người bắt chước cũng sẽ di chuyển tay trái của họ trong khi thực hiện cử chỉ đó.
Bạn cũng có thể bắt chước người khác theo kiểu giải phẫu (anatomical) - thực hiện các chuyển động y hệt như người mà bạn đang bắt chước. Ví dụ, nếu người đó thường chạm vào chân trái của họ khi đang suy nghĩ về điều gì đó, bạn cũng sẽ chạm vào chân trái của mình.
Dù sự khác biệt giữa hai cách bắt chước này có vẻ ít, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng cả hai đều có những tác động xã hội khác nhau.
Một nghiên cứu yêu cầu những người tham gia tương tác với một người kỹ thuật số trong môi trường ảo. Khi người kỹ thuật số bắt chước họ, những người tham gia được bắt chước kiểu giải phẫu có phản ứng tiêu cực hơn so với những người được bắt chước kiểu soi gương hoặc không được bắt chước chút nào.
Điều này cho thấy rằng nếu bạn có xu hướng sao chép người khác theo kiểu giải phẫu dù trong vô thức, điều này vẫn có thể khiến người được bắt chước tương tác với bạn tiêu cực hơn.
4. Cách thực hiện Hiệu ứng Tắc kè hoa
Hiệu ứng Tắc kè hoa xảy ra tự nhiên và không phải là điều bạn nên rèn luyện. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nắm bắt được những lợi ích xã hội của nó.
Dù bạn ở trong một căn phòng đầy người lạ hay những người bạn đã quen trong nhiều năm, hiệu ứng tắc kè hoa có thể khiến bạn trở nên dễ mến và hòa đồng hơn. Bạn có thể áp dụng hiệu ứng tắc kè hoa một cách có ý thức để cảm thấy thoải mái hơn và khiến mọi người có cảm giác gần gũi với bạn hơn trong một số môi trường xã hội.
Trong một thí nghiệm, một nhà nghiên cứu bắt chước cử chỉ và cách ứng xử của một nhóm người tham gia, đã phát hiện ra rằng những người tham gia được sao chép thấy nhà nghiên cứu dễ mến hơn những người không được sao chép.
Các hành vi và cách cư xử phổ biến thường được sao chép là:
- Nét mặt
- Trọng âm
- Cao độ của giọng nói
- Tông giọng
Khi bạn bắt chước một người, họ sẽ cảm thấy bạn là người hiểu thế giới theo cách họ hiểu. Điều này khiến bạn trở nên dễ gần và dễ giao tiếp hơn.
Tuy nhiên, hãy cứ để hiệu ứng tắc kè hoa đến với bạn một cách tự nhiên. Khi một người mà bạn đang giao tiếp cảm thấy rằng bạn đang bắt chước họ, họ có thể hiểu sai ý định của bạn như một sự xúc phạm hoặc chế giễu và điều này sẽ dẫn đến hiệu quả ngược lại với những gì bạn mong muốn đạt được.
Khi bạn cố tình bắt chước người khác, bạn có nhiều khả năng sẽ sao chép kiểu giải phẫu, có nghĩa là cố tình khớp chính xác cử chỉ của người đó và điều này đã được chứng minh là gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tận dụng hiệu ứng tắc kè hoa theo hướng tích cực hơn:
Học cách thấu cảm hơn với người khác.
Trở thành một người lắng nghe tốt hơn. Lắng nghe không chỉ để phản hồi mà còn để hiểu khi nói chuyện với người khác.
Hãy làm điều đó vì những lý do đúng đắn. Việc ép buộc hiệu ứng tắc kè hoa để đạt được những lợi ích nhất định từ người khác có thể dễ dàng bị phát hiện.
Tìm cách xây dựng một mối quan hệ lành mạnh với người mà bạn đang giao tiếp.
Nguồn: What Is the Chameleon Effect? - Verywell Mind
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:


