Ba Lợi Ích Mà Thực Tế Ảo (VR) Mang Tới Cho Liệu Pháp Điều Trị Sức Khỏe Tâm Thần

Đặt Vấn Đề

Ước tính rằng cứ bốn người trong chúng ta thì có một người sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần vào một thời điểm trong đời. Do đó, việc tăng cường khả năng tiếp cận điều trị bệnh tâm lý là điều vô cùng cần thiết.

Để làm được điều đó, các nhà trị liệu sẽ cần được đào tạo chuyên sâu, và ứng dụng các hình thức trị liệu hiệu quả nhất đối với bệnh nhân mắc bệnh tâm lý trong mọi tình huống. Tuy nhiên, việc này tốn nhiều thời gian và chi phí. 

Một giải pháp giúp cung cấp các liệu pháp tâm lý nhanh chóng và liên tục chính là sử dụng thực tế ảo (VR). Hãy tham khảo ba lợi ích mà VR đã và đang biến đổi liệu pháp điều trị sức khỏe tâm thần.

Điều Trị "Tại Chỗ"

Một can thiệp trị liệu thành công phải giúp người bệnh sửa đổi cách họ suy nghĩ, phản ứng và cư xử trong chính những tình huống mà họ cảm thấy khó khăn nhất. Đó có thể là bất cứ điều gì, từ việc lên một chiếc xe buýt đông đúc, đến việc tham gia một sự kiện xã hội, hay đơn giản chỉ là ra khỏi nhà.

Chúng ta có xu hướng ghi nhớ thông tin tốt nhất khi trạng thái thể chất và tinh thần của chúng ta được đồng bộ; điều này có cùng cơ chế với việc một ký ức được hình thành. Ví dụ: Nếu chúng ta muốn ai đó ghi nhớ một kỹ thuật sẽ giúp họ giảm bớt sự lo lắng khi đi mua đồ ăn, theo lẽ thường, cách làm tốt nhất là để họ thực sự ghé thăm một siêu thị trong buổi trị liệu để có thể đào tạo và thực hành kỹ thuật này.

VR rõ ràng giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và chi phí khi điều trị thực hành. Nó có thể trợ giúp việc điều trị này một cách dễ dàng thông qua việc mô phỏng môi trường thế giới thực và giúp bạn nhập vai một cách hoàn hảo. Bạn có thể đi lại, tương tác với môi trường giống như trong thế giới thực. Từ đó bạn sẽ dễ dàng đối mặt với các tình huống mà mình cảm thấy khó khăn và áp dụng một cách thành thạo các kỹ thuật để vượt qua những khó khăn ấy. 

Mặc dù chúng ta biết môi trường VR chỉ là một dạng môi trường mô phỏng, chúng ta vẫn có phản ứng với nó cả về mặt tâm lý và sinh lý. Và nhờ điều đó, mọi điều trị trong VR sẽ có hiệu quả trong thế giới thực. 

Trong một nghiên cứu trên 30 bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng nghiêm trọng, nỗi sợ hãi về các tình huống trong thế giới thực đã giảm một nửa chỉ sau một buổi điều trị bằng VR. Những phát hiện tương tự cũng thấy được ở một loạt các trải nghiệm khác, ví dụ như nỗi sợ hãi về độ cao hay chứng lo âu xã hội.

Tính Linh Hoạt

VR không chỉ mang lại tính thực tiễn mà còn giúp người mắc bệnh tâm lý sẵn sàng tham gia điều trị thực hành với các tình huống mà họ luôn lo lắng, vì họ biết rằng đó chỉ là mô phỏng. Việc thử lặp đi lặp lại những thứ quá đáng sợ hoặc quá xấu hổ sẽ dễ dàng hơn khi làm những điều đó trong thế giới thực. 

Các kịch bản VR cũng có thể được phân loại theo độ khó hoặc thậm chí được tạo riêng cho từng người. Trong một nghiên cứu về VR tại Đại học Oxford về điều trị chứng sợ độ cao, những người tham gia bắt đầu vào giếng trời ảo của một tòa nhà mười tầng và sau đó họ có thể chọn bất kỳ tầng nào để đi lên tiếp. Ý tưởng chính là bắt đầu luyện tập ở những tầng thấp, ít đáng sợ và dần tiến lên khi họ trở nên tự tin hơn.

VR cũng cho phép các nhà nghiên cứu tạo ra một số kịch bản thú vị cho những người tham gia - chẳng hạn như thực hiện các nhiệm vụ trong đó bạn sẽ phải giải cứu một con mèo hoặc phải làm nổ bong bóng. 

Điều này bổ sung tính linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động để những người tham gia có thể đối mặt với nỗi sợ hãi của họ. 

VR có thể được điều chỉnh để phù hợp điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần. Các phương pháp điều trị VR đã được phát triển cho nhiều chứng ám ảnh sợ hãi, cũng như các chứng rối loạn khác như PTSD, lo âu xã hội, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn tâm thần và nghiện ngập.

Tự Động Hóa

Lợi thế có thể là lớn nhất của VR nằm ở sự tự động hóa. VR có thể trở thành một huấn luyện viên ảo - người sẽ giải thích liệu pháp và dạy và giúp bạn ứng dụng các kỹ thuật tâm lý.

Ví dụ: một nhóm nghiên cứu đã phát triển một huấn luyện viên ảo tên là Nic - đây là một thực thể ảo được người được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về VR và điều trị sức khỏe tâm thần. Nic khuyến khích người dùng và cho họ ý tưởng về các kỹ thuật tâm lý để thử trong quá trình điều trị.

Các huấn luyện viên ảo như Nic có thể làm việc như một nhà trị liệu mà không cần một nhà trị liệu thực sự phải có mặt. Thay vào đó, một nhà tâm lý học có thể dẫn dắt người bệnh để hoàn thành các buổi trị liệu cùng huấn luyện viên ảo, cung cấp sự hỗ trợ và hướng dẫn cần thiết cho họ.

Việc đào tạo các nhà tâm lý học cần nhiều thời gian và chi phí, và khiến việc tiếp cận điều trị mất nhiều thời gian. Do đó, sử dụng liệu pháp VR có thể giúp rút ngắn thời gian, đưa ra mức độ tiếp cận điều trị cao hơn.

Kết Lại

VR ngày càng phổ biến khiến cho việc sở hữu nó không quá khó cũng như là không quá đắt đỏ. Có thể nó sẽ không bao giờ thay thế được các nhà trị liệu nhưng nó chắc chắn có thể cải thiện số lượng người có thể tiếp cận các liệu pháp điều trị.  

Nguồn: Three ways virtual reality could transform mental health treatment - The Conversation

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/