5 CẤP ĐỘ CỦA LÒNG TRẮC ẨN

Chúng ta đang ở trong một thời kỳ nhiều sự tổn thương do đại dịch COVID-19. Các nhà lâm sàng, chuyên viên tâm lý, công tác xã hội là những cá nhân nâng đỡ tinh thần chủ chốt cho cộng đồng trong thời điểm này.

Vậy làm thế nào để nhận diện và thể hiện lòng trắc ẩn (compassion) một cách phù hợp và lành mạnh cho chính bản thân và người khác. Sau đây 5 cấp độ của lòng trắc ẩn khi hỗ trợ sự phát triển của các cá nhân, đặc biệt dành cho những nhân viên công tác xã hội, nhà tâm lý, nhà lâm sàng làm việc với nỗi đau của con người.



Cấp độ 1: Lòng nhân ái thông thường giữa người với người  

Đó là mức độ thông thường của lòng trắc ẩn, là một phần của con người chúng ta. Điều này có nghĩa là khi bạn đau khổ, sự đau khổ của bạn cũng làm tôi đau.

Cấp độ 2: Lòng trắc ẩn của sự tò mò và hiểu biết

Không chỉ cảm thấy nỗi đau, chúng ta cố gắng hiểu câu chuyện của người khác. Trong trường hợp COVID, bạn có thể xem thảm họa xã hội này đã gợi lên điều gì ở người khác, và sau đó làm việc dựa trên những thông tin đó, đặc biệt là dựa vào ý nghĩa của điều đó đối với họ. Bạn làm điều đó với sự tò mò và hiểu biết.

Cấp độ 3: Lòng trắc ẩn của sự công nhận

Đó là cảm giác rằng chúng ta không khác với những người chúng ta đang hỗ trợ. Điều này không có nghĩa là chúng ta cũng có chấn thương tâm lý nặng nề, hay bị lạm dụng thời thơ ấu, hoặc đã từng sống vô gia cư.

Chúng ta có thể có xuất phát điểm hoặc đặc điểm xã hội khác với người được hỗ trợ, dĩ nhiên ta cũng không coi thường sự khác biệt, nhưng với lòng trắc ẩn của sự công nhận, chúng ta nhìn thấy những điểm tương đồng của ta với họ.

Rằng sau cùng bạn và người bạn hỗ trợ chỉ là hai con người — hai người từng trải qua nghịch cảnh của mình, không ai tốt hơn ai. Và trong phạm vi có thể, bạn có thể cố gắng giúp họ với những gì bạn đã học được từ cuộc sống và quá trình đào tạo chuyên môn của mình.

Cấp độ 4: Lòng trắc ẩn của sự thật

Phần lớn những gì chúng ta gọi là rối loạn chức năng hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần bắt nguồn từ sự bù đắp và thích nghi mà con người dựa vào để tránh cảm giác đau đớn do chấn thương tâm lý.

Vì vậy, những động lực thích nghi ban đầu không phải do họ chủ đích, mà là do tự nhiên, để che chắn và bảo vệ chính bản thân. Khi bạn bắt đầu xem xét những điều này, rất nhiều nỗi đau có thể được gọi tên.

Sẽ không phải là trắc ẩn khi bạn cố che chắn họ khỏi nỗi đau đã có sẵn trong họ. Đó là lúc cần có lòng trắc ẩn của sự thật.

Cấp độ 5: Lòng trắc ẩn của khả năng

Hình thức trắc ẩn cuối cùng có thể là khó khăn nhất. Điều đó xuất hiện khi bạn không nhận dạng ai đó bằng nỗi khổ, tổn thương hoặc lịch sử của họ: bạn nhìn thấy thực tế thiết yếu của con người trước mắt — và để làm được điều đó, bạn cần có đôi mắt rất rõ ràng.

Nhìn thấy những khả năng của chính họ đòi hỏi bạn phải làm rất nhiều việc với bản thân, bởi vì chừng nào bạn tin rằng bạn không có khả năng chữa lành, thì bạn sẽ gặp khó khăn khi mang đến khả năng đó cho người khác. Bạn có thể tiếp tục và nói rằng bạn tin vào khả năng của bản thân, nhưng chính bạn phải trải nghiệm nó và vượt qua nó bên trong bản thân. Và đó là công việc cần liên tục được thực hiện.

LỜI KẾT

Đôi khi lòng trắc ẩn là đủ để giúp một người vượt qua chấn thương tâm lý. Là người hỗ trợ người khác, chúng ta không thể thay đổi tình hình của họ, nhưng ta có thể là nhân chứng thấu cảm với sự trắc ẩn.

Chúng ta không thể sửa chữa những gì không thể sửa chữa được, nhưng chúng ta có thể là nhân chứng xác thực trải nghiệm của người đó và từ đó hỗ trợ khả năng chữa lành mà mỗi người đều nắm giữ. Đó là một phần bản chất của chúng ta.

Nguồn: Helper Syndrome, When Are We Enough?, Gabor Maté, Psychotherapy Networker

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Related articles

Call to Action

Don’t hesitate to contact us. Our employees will contact you again in 24 hours. Your information will strictly be restricted for us to contact you and will not be leaked to any third parties.