Nguyên nhân, triệu chứng và các tác động của rối loạn ăn uống

Trái với suy nghĩ của nhiều người, chứng rối loạn ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến các cô bạn nữ tuổi  vị thành niên. Chúng xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, không phân biệt chủng tộc, sắc tộc và tình trạng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chúng được chẩn đoán phổ biến hơn ở phụ nữ.

Rối loạn ăn uống đã được chẩn đoán ở trẻ em dưới 6 tuổi cũng như ở người lớn tuổi và người già. Thói quen ăn uống khác nhau trong những nhóm người này có thể là do việc bản thân họ thiếu nhận thức.

Mặc dù rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến tất cả mọi người thuộc mọi sắc tộc, nhưng chúng thường bị bỏ qua ở các nhóm người da màu. Đây là kết quả của nạn phân biệt chủng tộc. Việc tin rằng chứng rối loạn ăn uống chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ da trắng đã góp phần vào việc thiếu các phương pháp điều trị sức khỏe cộng đồng cho những người khác.

Và mặc dù không được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng nạn phân biệt đối xử và áp bức với cộng đồng chuyển giới cũng góp phần làm tăng tỷ lệ rối loạn ăn uống và các rối loạn khác ở nhóm người này.

Nguyên nhân

Rối loạn ăn uống là một căn bệnh phức tạp. Có mọt số giả thuyết về nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống như sau.
50% đến 80% nguy cơ mắc rối loạn ăn uống là do di truyền, nhưng chỉ có xét nghiệm gen lại không dự đoán được ai sẽ mắc chứng rối loạn ăn uống.

Một số yếu tố môi trường liên quan đến chất cấu thành bao gồm:

- Lạm dụng
- Bắt nạt
- Ăn kiêng
- Thay đổi môi trường sống
- Bệnh tâm thần
- Tuổi dậy thì
- Căng thẳng
- Kỳ thị cân nặng

cac trieu chung cua roi loan an uong

Các triệu chứng

Mặc dù mỗi loại rối loạn ăn uống có những triệu chứng khác nhau nhưng cũng có một số triệu chứng chung như sau:
- Hạn chế ăn uống
- Thay đổi cân nặng thường xuyên hoặc bị sụt cân bất thường
- Ăn nhiều
- Tập thể dục quá mức
- Sử thuốc  nhuận tràng hoặc lợi tiểu
- Suy nghĩ quá nhiều về thức ăn, cơ thể và cân nặng

Các tác động của rối loạn lo âu tới sức khỏe

Tác động về sức khỏe tâm thần

Rối loạn ăn uống thường xảy ra cùng với các rối loạn tâm lý khác, thường là rối loạn lo âu như:
- Hội chứng mắc cảm ngoại hình (BDD)
- Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
- Hội chứng sợ xã hội (GAD)
Rối loạn lo âu thường xuất hiện trước khi bắt đầu rối loạn ăn uống. Thông thường, những người mắc chứng rối loạn ăn uống cũng bị trầm cảm và có tính cầu toàn rất cao.

Tác động về sức khỏe thể chất

Việc nạp đủ các thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng là rất cần thiết cho các hoạt động hàng ngày, vì vậy mà rối loạn ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thể chất và tinh thần của một người. Rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến mọi hệ thống của cơ thể và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe thể chất như:
- Tổn thất  não bộ
- Các vấn đề về tim mạch
- Các vấn đề về đường tiêu hóa (ví dụ: táo bón, trào ngược dạ dày)
- Vấn đề về nha khoa
- Rối loạn giấc ngủ
- Ngất xỉu
- Rụng tóc hoặc lông trên khắp cơ thể
- Mất hoặc chậm kỳ kinh nguyệt đối với các bạn nữ
- Đau và chấn thương cơ xương
- Xương suy yếu

tac dong cua roi loan an uong

Chẩn đoán

Rối loạn ăn uống có thể được chẩn đoán bởi bác sĩ y tế hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần, bao gồm cả bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý. Thông thường, bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chăm sóc chính sẽ chẩn đoán rối loạn ăn uống khi nhận thấy các triệu chứng sau khi khám định kỳ hoặc sau khi cha mẹ hoặc thành viên trong gia đình bày tỏ lo lắng về triệu chứng của họ.
Mặc dù không có một xét nghiệm nào có thể sàng lọc chứng rối loạn ăn uống, nhưng các bác sĩ có thể sử dụng nhiều loại đánh giá thể chất và tâm lý cũng như các xét nghiệm để xác định chẩn đoán, bao gồm:
- Khám sức khỏe, trong đó bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng và các dấu hiệu.
- Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, chức năng gan, thận và tuyến giáp, phân tích nước tiểu, chụp X-quang và điện tâm đồ.
- Đánh giá tâm lý bao gồm các câu hỏi  về chế độ ăn kiêng, thói quen tập thể dục và thông qua vóc dáng.
Ngoài ra còn có nhiều bảng câu hỏi và công cụ đánh giá được sử dụng để đánh giá các triệu chứng rối loạn của một người bao gồm:
- Bản kiểm kê rối Loạn ăn uống (EDI)
- Bảng câu hỏi SCOFF
- Bài kiểm tra thái độ ăn uống
- Bảng câu hỏi kiểm tra rối loạn ăn uống (EDE-Q)

Nếu bạn cảm thấy mình đang có những triệu chứng của rối loạn lo âu, hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời, hoặc liên hệ tới Viện Tâm lý và Tâm thần học Việt Pháp để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP
Địa chỉ: số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0243.762.5838 - 0243.204.5357
Hotline: 097.772.9396
Zalo: http://zalo.me/3891409678563610071
Youtube: https://www.youtube.com/c/ViệntâmlývàtâmthầnhọcViệtPháp

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/