Sau một phiên phỏng vấn với những người sống chung hoặc kết hôn với một người vợ, người chồng vô tâm, dưới đây là những trích dẫn từ những thông tin họ cung cấp:
“Không ai trong gia đình của anh ấy yêu thương người khác đúng cách’ Đây có thể là nguyên nhân anh ấy vô tâm.”
“Lúc tôi cần được an ủi nhất thì anh ấy đã chọn xem tivi hơn là ở bên cạnh vỗ về, an ủi tôi.”
“Cách mà ông ấy thể hiện ra ngoài chỉ khiến người khác tổn thương.”
“Tôi đã nhiều lần bắt gặp anh ấy có hành vi không đứng đắn với những người phụ nữ khác và thậm chí anh ấy dường như không quan tâm đến việc bị tôi phát hiện.”
“Anh ấy có một niềm tin rằng phụ nữ là những người thấp kém.”
“Tôi không thể khiến vợ tôi quan tâm đến tôi, thậm chí là cô ấy còn không thèm đếm xỉa những gì tôi đã làm trong ngày.”
“Vợ tôi xuất thân từ một gia đình rất khắc nghiệt, họ chỉ biết phán xét mọi người một cách vô căn cứ.”
Điều gì làm cho một người vô tâm? Có thể họ lớn lên với cha mẹ “khó tính”, không bao giờ thể hiện tình yêu hay tình cảm. Họ có thể đã trải qua những hoàn cảnh khó khăn trong suốt cuộc đời và phát triển một lớp vỏ bọc để tránh bị tổn thương hoặc tránh bị chỉ trích. Có lẽ họ cảm thấy không được yêu thương và không được đáp ứng mong muốn, và do đó họ muốn bảo vệ bản thân khỏi bất cứ điều gì có thể gây tổn thương. Hoặc họ có thể bị tẩy não - bởi các thế lực trong xã hội - dạy mọi người không suy nghĩ cho bản thân mà thay vào đó chấp nhận một quan điểm nhất định.
Tuy nhiên, trở thành một người mềm lòng cũng có thể là một gánh nặng. Trong nhiều trường hợp, người khó tính hơn cũng là người tự ái; họ cũng rất biết quan tâm và hứng thú đối với bản thân. Bạn có thể cố gắng làm cho họ quan tâm bằng cách nào đó qua việc khóc lóc, giận dữ, la hét hoặc đe dọa, và họ sẽ chỉ nói: “Đừng có lải nhải nữa”. Dù bạn khiến họ quan tâm, bạn sẽ thường thấy rằng họ sẽ kích động bạn và khiến bạn trở thành người khó xử.
Tham khảo: Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong gia đình
Bạn có thể đã nghe hoặc đọc nghiên cứu về những vai trò khác nhau mà mọi người có thể đảm nhận trong các mối quan hệ: người cho, người nhận hoặc người mai mối. Người cho thì cho đi rất nhiều. Những người nhận sẽ lấy rất nhiều, và những người mai mối thì cố gắng ghi điểm của cả việc cho và nhận.
Khi nói đến sự quan tâm, những người có nhiều khả năng ở bên bạn khi bạn cần họ, tất nhiên, là những người cho đi. Họ là những người mà trong cuộc sống họ có cảm giác không bao giờ có thể cho đi một cách đủ nhất cho những người gặp khó khăn. Thật không may, trong nhiều trường hợp, họ bị thu hút bởi những người theo chủ nghĩa: “Người đó thực sự cần tôi”, vì vậy họ mắc kẹt trong một mối quan hệ mà tất cả những gì họ làm là khiến bản thân kiệt quệ về cảm xúc và thể chất.
Bạn có thể làm gì nếu bạn thấy mình đang ở trong một mối quan hệ mà bạn đã làm mọi thứ có thể để khiến bạn đời của mình quan tâm và có thể chồng bạn chỉ đơn giản là không đáp lại, chồng vô tâm hoặc tệ hơn, người bạn đời buộc tội rằng bạn là vấn đề vì bạn “đã thắng”, bạn đã không để họ một mình?"
Tính hy sinh của bạn thật đáng ngưỡng mộ và có lẽ bạn đã giúp được nhiều người hơn bạn nghĩ, nhưng bạn cần chăm sóc bản thân và ngừng cố gắng thay đổi một người mà chính bản thân họ không muốn thay đổi. Bạn có thể bỏ qua hành vi của họ, ngừng bị tổn thương bởi hành động của họ và chuyển sự chú ý của bạn sang điều gì đó thực sự quan trọng.
Cân nhắc xem bạn có thể:
Nếu vợ/chồng vô tâm, hãy chỉ đơn giản là rời rời đi bằng cách nào đó. Có nhiều lý do để ở lại, và đó có thể là lý do tại sao bạn vẫn ở đó, nhưng đôi khi nỗi đau của yêu một người không trân trọng mình, không có sự quan tâm và không có ai sẽ chỉ cuốn lấy bạn và nói với bạn rằng “rồi sẽ ổn thôi”; điều đó thực sự không tốt với bạn. Hãy học cách buông bỏ. Tất nhiên, bạn cần tính đến các tác động liên quan đến tài chính và con cái trước khi đưa ra quyết định, nhưng bạn có thể tốt hơn nếu không có người bạn đời vô tâm này.
Nếu bạn chọn ở lại, hãy tha thứ cho người đó vì họ quá vô tâm và thấy rằng họ đang bỏ lỡ phần tốt đẹp nhất của cuộc sống: tình yêu của bản thân, tình yêu của người khác và lòng trắc ẩn. Hãy thử xem họ có những nỗi buồn và sự trống rỗng nào. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không bao giờ đồng ý đối với lạm dụng tình cảm hoặc thể chất. Nhưng hãy nghĩ đến sự tổn thương mà người này phải chịu khi quá tức giận và trở nên vô tâm đối với người khác.
Tham khảo: Lạm dụng ở nam giới
Tìm hỗ trợ ở nơi khác. Điều tuyệt vời khi trở thành một người cho đi từ tấm lòng nhân hậu là người khác thường muốn ở bên bạn. Họ biết sự thân thiện và sự quan tâm thực sự của bạn. Tìm những cá nhân hoặc nhóm nơi bạn có thể trút bầu tâm sự và có những người đánh giá cao bạn cũng như có những người ủng hộ bạn vì điều đó.
Làm những gì quan trọng với bạn. Nhận thức về bản thân và làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy quan trọng với bản thân mình. Ví dụ như bạn là người cho đi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào các tổ chức thiện nguyện, giúp đỡ mọi người xung quanh để lan tỏa tình yêu thương của bạn và nhận lại những sự kết nối đáng quý. Điều này không chỉ cho phép bạn làm những việc mà bạn tin rằng mình đang tạo ra sự khác biệt nào đó, mà còn giúp bạn tránh xa người chồng vô tâm hay người vợ luôn lạnh nhạt đối với bạn.
An ủi trái tim. Một người cho đi thường có thể để lại cảm giác rằng họ là kẻ yếu đuối hoặc ngu ngốc. Trên thực tế, những người cứng rắn. Hãy tin rằng bạn thông minh. Bạn có thể rất trực quan và chân thành. Đây là những phẩm chất mà nếu tất cả loài người tán thành chúng, thì thế giới này sẽ rất khác!
Nguồn: You Can’t Make Someone “Care” - Beverly D. Flaxington (Psychology Today)
Tham khảo: Liệu pháp gia đình