Sống Thử Trước Hôn Nhân Có Giúp Giảm Tình Trạng Ly Hôn?

Khi tỷ lệ các cặp đôi sống thử trước hôn nhân bắt đầu tăng lên, các nhà nghiên cứu đã xem xét ưu/nhược điểm của vấn đề này bằng cách xem xét tác động tiềm ẩn của chúng đối với sự ổn định của hôn nhân sau này. Không phải tất cả những người sống thử đều có kế hoạch kết hôn, nhưng nhiều người làm như vậy và những người làm như vậy đôi khi sử dụng nó như một giai đoạn "thử nghiệm" trước khi họ tiến đến cuộc sống hôn nhân thực sự. Những người có thử nghiệm thành công thì tiếp tục, những người có thử nghiệm không thành công thì để tránh việc ly hôn, họ chỉ đơn giản là chia tay. Vì vậy, chúng ta có thể suy luận rằng việc sống thử làm giảm nguy cơ ly hôn.

Nghiên Cứu Ban Đầu Về Mối Liên Hệ Giữa Sống Thử Và Ly Hôn

Mặc dù sống thử có vẻ giúp các cặp đôi trải nghiệm và va chạm trước hôn nhân nhưng những bằng chứng từ những năm 1980 cho thấy điều ngược lại: Sống thử trước hôn nhân có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ ly hôn (Bennett, Blanc, & Bloom, 1988). Phát hiện mạnh mẽ này đã xuất hiện nhiều lần khiến việc sống thử trở thành một câu đố thực sự. 

Tại Sao Mọi Người Sống Thử Trước Khi Kết Hôn?

Đầu tiên, hãy xem xét những động lực khác nhau dẫn đến quyết định sống thử ở những cặp đôi chưa kết hôn. Đối với hầu hết mọi người (61,2%), lý do số một để sống thử khá tích cực: họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho người mà họ đang hẹn hò (Rhoades, Stanley, & Markman, 2009a). Những người khác cho rằng sống thử có ý nghĩa về tài chính (18,5%), rằng họ muốn thử mối quan hệ (14,3%), hoặc họ không tin vào thể chế hôn nhân (6%). Ngoài ra có một số người sống thử bởi họ có quan điểm khác về ý nghĩa của hạnh phúc

Sống thử khi muốn có những điều kiện thuận tiện hơn (ví dụ như chia sẻ chỗ ở, thức ăn, tài chính,...) hoặc để thử thách mối quan hệ và giảm nỗi sợ trước những rủi ro có thể dẫn đến các vấn đề sau này. Trong trường hợp đầu tiên, qua khảo sát, cả nam giới và nữ giới đều cho biết có nhiều tương tác tiêu cực hơn, gây hấn tâm lý nhiều hơn và ít có sự tự tin, sự điều chỉnh và sự cống hiến hơn trong mối quan hệ (Rhoades et al., 2009a). Bằng chứng như vậy cho thấy rằng sự khác biệt về lý do tại sao mọi người sống thử có thể dẫn đến một số sự liên hệ giữa sống thử và kết quả của mối quan hệ.

Hiệu ứng quán tính
Sống thử được công nhận là một yếu tố dự đoán mạnh mẽ về hôn nhân, một phần là do hiệu ứng quán tính (Stanley, Rhoades, & Markman, 2006). Khi một cặp đôi chung sống, động lực tiến tới hôn nhân bắt đầu xuất hiện và họ sẽ khó chia tay hơn vì cả hai đã dành cho nhau sự đầu tư lớn hơn (nếu so với việc không sống thử). Hiệu ứng quán tính có vấn đề khi nó thúc đẩy một cặp đôi trở thành vợ chồng trong khi lẽ ra họ sẽ không kết hôn, thậm chí là chia tay dứt khoát. Có thể đây là lý do tại sao những người đàn ông sống thử và sau đó kết hôn trở nên ít tận tâm với vợ hơn những người đàn ông không sống thử lần nào trước khi kết hôn (Stanley, Whitton, & Markman, 2004).
Hiệu ứng quán tính chỉ liên quan đến những người chưa đính hôn trước khi chung sống. So với những người đã đính hôn trước khi chung sống, những người chưa đính hôn ít hài lòng hơn trong các mối quan hệ, ít cống hiến hơn cho mối quan hệ và ít tự tin hơn trong mối quan hệ (Rhoades et al., 2009b). Điều thú vị là cả các cặp đôi sống thử đã đính hôn và chưa đính hôn có xu hướng cho biết họ ít cống hiến cho mối quan hệ hơn, ít tự tin hơn về mối quan hệ và giao tiếp tiêu cực hơn so với những cặp đôi sống sau khi kết hôn.

>>>> Tham khảo: Cân nhắc gì trước khi sống thử?

Các Kiểu Sống Thử

Willoughby và đồng nghiệp (2012) đã chọn kiểm tra sự khác biệt giữa các cặp đôi sống thử. Họ sắp xếp các cặp vợ chồng thành các loại dựa trên hai tiêu chí: Liệu họ đã đính hôn hay chưa và liệu cả hai có đồng ý về con đường tiến tới hôn nhân của họ hay không?

Các nhóm kết quả chính của những cặp đôi sống thử là:

  • Cặp đôi sống thử trước hôn nhân gắn kết không phù hợp chiếm 47%. Dạng này mô tả các cặp đôi đã đính hôn nhưng bất đồng về việc họ tiến tới hôn nhân nhanh như thế nào.
  • Cặp đôi sống thử đã đính hôn tiến triển nhanh chiếm 13%. Những người chung sống này đã đính hôn và đồng ý rằng họ đang nhanh chóng tiến tới hôn nhân.
  • Cặp đôi sống thử đã đính hôn tiến triển chậm chiếm 12%. Họ có thể đã đính hôn, nhưng họ đồng ý rằng họ sẽ không tiến nhanh đến ngày cưới.
  • Cặp đôi sống thử không đính hôn và không phù hợp chiếm 20%. Những cá nhân này chưa đính hôn và họ có quan điểm khác nhau về tương lai của mối quan hệ, tức là liệu họ có kết hôn hay không và khi nào thì kết hôn.
  • Cặp đôi sống thử không đính hôn và không có kế hoạch kết hôn chiếm 6%. Nhóm những người sống thử này đồng ý rằng họ không có kế hoạch tiến tới hôn nhân và không nhất thiết phải xem việc sống thử như một con đường tiến tới hôn nhân.

Việc trở thành một cặp đôi đính hôn “nhanh” hay “chậm” có thể dự đoán mức độ hài lòng về mối quan hệ. Những cặp đôi ít hạnh phúc và hài lòng nhất là nhóm những người sống thử có đính hôn nhưng không phù hợp và những người sống thử không đính hôn và không phù hợp.

Những người sống thử không đính hôn và không có kế hoạch kết hôn có nhiều nghi ngờ nhất về sự ổn định trong mối quan hệ của họ và chính những nhóm không phù hợp (đã đính hôn hoặc chưa đính hôn) dường như có nhiều vấn đề về mối quan hệ nhất. Thêm vào đó, những người sống thử không đính hôn, không gắn kết, cũng như những người sống thử không đính hôn và cũng không có kế hoạch hôn nhân có xu hướng cho thấy những kiểu giao tiếp kém tích cực hơn. Cuối cùng, những cặp đôi sống thử đã đính hôn và tiến triển nhanh cũng như những cặp đôi đã đính hôn và tiến triển chậm báo cáo có ít xung đột trong mối quan hệ nhất, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì họ cũng báo cáo mức độ hài lòng về mối quan hệ cao (Willoughby và cộng sự, 2012).

Các Nghiên Cứu Mới Về Sống Thử Trước Hôn Nhân

Bằng chứng mới cho thấy những người mới trưởng thành ngày nay có thể có những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của việc sống thử đối với các cặp đôi (Bagley và cộng sự, 2019). Họ có xu hướng tin rằng sống thử trước hôn nhân bảo vệ cả hai khỏi các rạn nứt trong hôn nhân, thậm chí là ly hôn. Đây cũng là một cuộc "thử nghiệm" thông minh, mặc dù những người lớn tuổi không quá tin vào điều này. Niềm tin rằng sống thử giúp ổn định cuộc sống hôn nhân sau này có thể phản ánh sự thay đổi ngày càng tăng trong cách mọi người đối mặt với giai đoạn chuyển từ độc thân sang kết hôn.

Mặc dù các chuẩn mực và nhận thức đã thay đổi nhưng sống thử dường như vẫn là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ly hôn (Rosenfeld & Roesler, 2019). Điều này không có nghĩa là mọi cặp vợ chồng sống với nhau trước hôn nhân đều ly hôn, nó cũng không gợi ý rằng việc không sống cùng nhau trước khi kết hôn sẽ đảm bảo sự ổn định. Nó chỉ đơn giản là xem xét dữ liệu nhóm nói chung và cho thấy xu hướng giữa việc sống chung trước hôn nhân và việc ly hôn sau đó. Qua tất cả các năm được khảo sát trong nghiên cứu của Rosenfeld & Roesler, tỷ lệ ly hôn cao hơn 1,31 lần đối với những phụ nữ sống thử.

Lời Kết

Sống thử trước hôn nhân có thể mang lại "lợi ích ngắn hạn" cho những cặp đôi nếu họ có nguy cơ ly hôn ngay sau đám cưới (trong vòng 6 tháng đầu tiên) thấp và thấp hơn trong 6 tháng tiếp theo. 

Nguồn: Are Couples That Live Together Before Marriage More Likely to Divorce? - PsychologyToday

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/