Sống Chung Với Người Thân Gặp Các Vấn Đề Về Tâm Thần

Rối loạn sức khỏe tâm thần có thể gây khó khăn cho một mối quan hệ, đặc biệt là khi mọi người sống cùng nhau. Sự căng thẳng khi sống chung với người mắc các vấn đề tâm thần có thể tăng lên mức khủng hoảng và bạn có thể rơi vào tình trạng khi mà trọng tâm của mối quan hệ chỉ là việc làm sao để quản lý các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần.

Tuy nhiên, đầu tiên, bạn nên hiểu rằng các vấn đề tâm thần không nhất thiết là nguyên nhân làm suy giảm mối quan hệ của các bạn. Mặc dù có rất nhiều thách thức và khó khăn nhưng vẫn sẽ có những cách thức hiệu quả để bạn giúp đỡ đối phương vượt qua các vấn đề về tâm thần cũng như giúp bạn ứng phó với sự căng thẳng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích nếu bạn đang gặp phải tình huống này.

Vấn Đề Về Tâm Thần Ảnh Hưởng Đến Các Mối Quan Hệ Như Thế Nào

Trước hết, việc sống cùng những người mắc phải các vấn đề về tâm lý sẽ gây ra những căng thẳng và khó khăn. Ví dụ bạn có thể trở nên bực bội hoặc khó chịu nếu họ không thể hoàn thành các công việc mà bạn đã thỏa thuận (việc nhà, các trách nhiệm chung). Bạn và người thân của bạn có thể cảm thấy kiệt quệ về cảm xúc khi thấy một thành viên trong gia đình phải xoay sở với cuộc sống hàng ngày với vấn đề tâm thần. Họ có thể gặp khó khăn khi kiểm soát cảm xúc của mình, dễ kích động và khiến bạn không biết làm sao để xoa dịu họ.

Nếu các bạn cùng nhau nuôi dạy con cái, bạn và nửa kia của bạn sẽ cần tìm cách giải thích tình trạng của nửa kia cho con cái của các bạn. Các bạn sẽ cần đồng hành với nhau để ứng phó với vấn đề này như một gia đình.

Yêu một người mắc vấn đề tâm thần có thể gây ra những khó khăn riêng. Các bạn có thể gặp khó khăn khi thân mật với nhau. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tâm thần của đối phương cùng tác dụng phụ các loại thuốc họ dùng, họ có thể bị ảnh hưởng và có những hành vi vượt quá mức độ thường ngày như thèm muốn tình dục mạnh mẽ hoặc họ có thể hoàn toàn không hứng thú với tình dục hay sự âm yếm. Cả hai điều này đều gây khó khăn cho mối quan hệ giữa hai người yêu nhau.

Bạn phải có thể tin tưởng họ để luôn đứng đầu trong kế hoạch điều trị của họ. Bạn có thể trở nên căng thẳng nếu họ không thể hoàn thành trách nhiệm mà bạn đã thỏa thuận như trả tiền thuê nhà hoặc giữ không gian sống ngăn nắp.

Ngoài ra, các vấn đề về tâm thân của người thân của bạn sẽ khiến bạn phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Ví dụ, bạn có thể phải đảm trách nhiều hơn về kinh tế cho gia đình.

Cách Để Sống Chung Với Người Thân Gặp Vấn Đề Về Tâm Thần

Tìm Hiểu Về Các Triệu Chứng Của Rối Loạn Sức Khỏe Tâm Thần

Tùy thuộc vào độ tuổi, hoàn cảnh của người đó, các triệu chứng của rối loạn sức khỏe tâm thần có thể biểu hiện khác nhau. Một số dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn sức khỏe tâm thần có thể bao gồm: 

  • Thay đổi khẩu vị hay thói quen ngủ.

  • Trải qua những thay đổi cảm xúc cực độ.

  • Trầm cảm mức độ thấp mãn tính hoặc một giai đoạn trầm cảm nặng.

  • Tăng sự cáu kỉnh, buồn bã, bồn chồn, tức giận và lo lắng.

  • Thể hiện những suy nghĩ hay hành động liên quan đến việc tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác.

  • Trải qua ảo giác hoặc hoang tưởng.

  • Tăng tần suất của các thói quen đối phó không lành mạnh (sử dụng ma túy và rượu, hoặc tham gia vào các hành vi rủi ro hoặc ám ảnh khác).

  • Có những cảm xúc bộc phát một cách khác thường thay vì là điển hình của họ.

  • Rút lui và không tham gia vào các hoạt động từng mang lại niềm vui.

Việc quan sát và tìm hiểu các biểu hiện của người thân sẽ giúp bạn (và họ) sớm nhận ra vấn đề cũng như có sự can thiệp kịp thời trước khi quá muộn.

Gắn Kết Sự Giao Tiếp

Giao tiếp luôn quan trọng trong một mối quan hệ, nhưng đặc biệt là khi sống với người mắc vấn đề tâm thần. Nếu người thân, bạn bè hoặc ai đó đang sống cùng bạn được chẩn đoán mắc vấn đề tâm thần, họ thường do dự khi quyết định nói cho bạn biết. Có thể họ lo lắng rằng bạn sẽ chấm dứt mối quan hệ khi phát hiện ra vấn đề của họ. Cả hai bạn sẽ tự hỏi liệu bạn có thể đối mặt với các triệu chứng của họ cùng nhau hay không.

Lúc này, hãy để đối tác của bạn biết rằng bạn yêu họ thế nào và sẵn sàng ở bên cạnh họ vì họ. Để thể hiện sự hỗ trợ của bạn, hãy lắng nghe trải nghiệm của họ và ghi nhận những gì họ đang cảm thấy. Hỏi đối tác của bạn về cách tốt nhất mà bạn có thể hỗ trợ và lắng nghe họ.

Động Viên Và Hỗ Trợ

Khi ai đó mới được chẩn đoán về một vấn đề tâm lý, điều này có thể khiến họ xấu hổ, buồn bã hoặc thậm chí là sợ hãi. Khi ấy, hãy thể hiện rằng bạn không kì thị hay xa lánh họ mà sẵn sàng hỗ trợ họ (cho dù họ là người thân, con cái hay người yêu của bạn). Ngoài ra, hãy thừa nhận những thay đổi tích cực mà đối tác của bạn đã thực hiện. Hãy cho họ biết rằng bạn đánh giá cao việc họ đã cải thiện và chăm sóc bản thân tốt như thế nào. Tạo một mạng lưới hỗ trợ bao gồm những người thân khác hoặc bạn bè của các bạn – những người sẽ mang đến nhiều nguồn năng lượng tích cực cho người thân gặp vấn đề tâm lý của bạn.

Nhưng hãy nhớ tôn trọng quyền riêng tư của họ. Mặc dù bạn có thể tò mò về các buổi trị liệu và tiến trình của họ, nhưng họ có thể chỉ muốn chia sẻ một số điều nhất định với bạn và giữ kín các chi tiết khác.

Luôn tránh xa các tình huống có thể gây nguy hiểm về thể chất và cảm xúc. Hãy liên hệ ngay với các dịch vụ khẩn cấp nếu người thân của bạn có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác.

Các Cách Hỗ Trợ Với Từng Đối Tượng

  • Với Con Cái Của Bạn

Lắng nghe con bạn khi chúng nói về các triệu chứng của mình. Bạn có thể không hiểu chính xác những gì chúng đang trải qua, nhưng điều quan trọng là con biết rằng bạn tin chúng.

Đừng gây áp lực cho bản thân rằng bạn phải đứng ra che chắn và giải quyết mọi thứ. Giao tiếp với con bạn và bác sĩ của chúng là chìa khóa để gia đình bạn có thể cùng nhau đưa ra giải pháp. Nếu bạn có những đứa con khác, bạn cũng có thể để các con tham gia vào cuộc trò chuyện và để tất cả thành viên trong gia đình có thể hỗ trợ sức khỏe thân thần của con bạn một cách tốt nhất. Cách hỗ trợ bạn bè hoặc bạn cùng phòng của bạn

  • Với Bạn Bè Cùng Phòng

Nếu bạn sống với một người bạn thân mắc vấn đề tâm thần, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong hành vi của họ. Lúc này, bạn có thể họ rằng làm thế nào bạn có thể giúp đỡ họ và liệu họ có cần bạn liên hệ với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho họ không.

Nếu bạn không thân thiết với người đó, bạn vẫn có thể hỗ trợ nếu có thể. Nhưng hãy tôn trọng ranh giới của bạn và của họ. Đừng bất chấp can thiệp trong các tình huống nguy hiểm.

Đừng Trở Thành Nhà Trị Liệu Của Họ

Ngoài việc tự học cách hỗ trợ người thân của mình, hãy nhớ rằng bạn không có trách nhiệm trở thành nhà trị liệu cho họ. Điều này là không phù hợp ngay cả khi bạn là một chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo bởi vì nó tạo ra một động lực không lành mạnh giữa bạn và đối phương cũng như không có tác dụng như một giải pháp lâu dài.

Đặt Ranh Giới

Vai trò của bạn là mang đến tình yêu thương, sự hỗ trợ và sự đồng cảm cho người kia trong quá trình họ nỗ lực phục hồi. Những vai trò này mang đến cho người thân của bạn cơ hội cảm thấy được hỗ trợ, được trao quyền để chăm sóc bản thân và ưu tiên sức khỏe của họ với tư cách cá nhân. Bạn nên tránh tạo điều kiện cho những hành vi không lành mạnh và cho phép họ tự chịu trách nhiệm về kế hoạch điều trị của mình, đồng thời vẫn đưa ra sự hỗ trợ thích hợp.

Ngoài ra, hãy để ý đến các dấu hiệu của bản thân bạn. Bạn cần có một ranh giới rõ ràng để bảo vệ thể chất và cảm xúc của mình. Nếu bạn đang có dấu hiệu kiệt sức, điều cần thiết là bạn phải ưu tiên sức khỏe của mình và nghỉ ngơi cần thiết. Các dấu hiệu kiệt sức bao gồm:

  • Cảm thấy choáng ngợp hoặc kiệt sức

  • Gia tăng căng thẳng, các triệu chứng lo lắng và các triệu chứng trầm cảm

  • Trải qua những thay đổi trong sự thèm ăn và giấc ngủ

  • Cảm thấy dễ bị kích thích hơn

  • Cảm thấy bất lực

Tìm Kiếm Sự Giúp Đỡ

Nếu bạn đang sống với một người mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, thì không có gì lạ khi bạn trải qua nhiều loại cảm xúc như thất vọng, tức giận và buồn bã. Tìm kiếm liệu pháp cá nhân, tư vấn cặp đôi hoặc liệu pháp gia đình nhằm củng cố mối quan hệ của bạn có thể vô cùng hữu ích trong thời gian này.

Liệu pháp tư vấn cặp đôi có thể giúp hai bạn khám phá những cảm xúc của nhau. Các cặp vợ chồng có thể học cách thiết lập những kỳ vọng phù hợp và đặt ra những ranh giới lành mạnh. Tư vấn cho các cặp vợ chồng cũng có thể giúp ngăn bạn rơi vào những động lực không lành mạnh với đối phương của mình.

Nếu con bạn có vấn đề về sức khỏe tâm thần, bạn có thể cân nhắc đến liệu pháp gia đình. Liệu pháp gia đình có thể giúp quản lý sự ảnh hưởng của vấn đề tâm thần của con bạn đối với tất cả các thành viên trong gia đình bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu những cách tốt nhất để hỗ trợ con bạn vượt qua vấn đề.

Lời Kết

Nếu một người sống cùng bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, cả hai bạn có thể thực hiện các bước để duy trì và thậm chí cải thiện sức khỏe tâm thần cũng như mối quan hệ của mình. Nhưng hãy nhớ rằng cả hai bạn phải ưu tiên sức khỏe của mình với tư cách cá nhân cũng như trong mối quan hệ của mình.

Related articles

Call to Action

Don’t hesitate to contact us. Our employees will contact you again in 24 hours. Your information will strictly be restricted for us to contact you and will not be leaked to any third parties.