Có một câu hỏi mà bất cứ ai cũng sẽ đặt ra khi chia tay người mà mình yêu thương:
Thật không may là không hề có câu trả lời cụ thể nào cho vấn đề này bởi mỗi cá nhân có thời gian vượt qua nỗi đau chia tay khác nhau. Có những người chỉ mất một ngày để vượt qua, nhưng có những người lại mang theo nỗi đau trong suốt cuộc đời. Mặc dù người ta vẫn nói thời gian sẽ chữa lành mọi thứ. Đúng. Thế nhưng vấn đề là chúng ta làm thế nào để vết thương mau lành, chứ không phải để vết thương cứ mãi rỉ máu.
Rất Nhiều Người Cố Gắng Tính Khoảng Thời Gian Trung Bình Mà Họ Cần Để Vượt Qua Nỗi Đau Chia Tay
Có lẽ bạn đã từng nghe thấy một ai đó nói rằng để vượt qua nỗi đau chia tay, bạn sẽ cần đến một nửa thời gian mà bạn dành cho mối quan hệ. Điều này có thực sự chính xác? Có nhiều người đôi khi thấy mình vẫn đang vật lộn với nỗi đau đến tận hơn một năm trong khi mối quan hệ của của họ chỉ kéo dài có vài tháng ngắn ngủi. Cũng có người có thể chữa lành và tiếp tục bước tiếp trong vài tuần, ngay cả khi mối quan hệ kéo dài một năm hoặc lâu hơn.
Bỏ Phiếu Online
Khi xem xét dòng thời gian của các cuộc chia tay, nhiều trang web đề cập đến một “nghiên cứu” thực chất là một cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng do một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện thay mặt cho Yelp. Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy phải mất trung bình khoảng 3,5 tháng để chữa lành vết thương chia tay, nhưng phải mất đến 1,5 năm mới chữa lành được vết thương của việc ly hôn, nếu không muốn nói là sẽ cần nhiều thời gian hơn ở một số người.
Nghiên Cứu Khoa Học
Mặc dù cuộc thăm dò trên không đủ điều kiện là một nghiên cứu thực tế, nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà nghiên cứu chưa xem xét việc mất bao lâu để vượt qua nỗi đau chia tay. Trong một nghiên cứu năm 2007, các nhà nghiên cứu đã khảo sát những sinh viên đại học đã trải qua một cuộc chia tay trong vòng 6 tháng qua. Trung bình, các cuộc chia tay xảy ra trong 11 tuần trước khi nghiên cứu. Sau khi chia tay, nhiều người tham gia đã báo cáo những cảm xúc tích cực tăng lên - bao gồm cảm thấy được trao quyền, tự tin và hiểu hơn về ý nghĩa của hạnh phúc.
Vì các cuộc chia tay xảy ra trung bình 11 tuần trước khi nghiên cứu, những phát hiện này dường như ám chỉ nhiều người hồi phục sau khoảng 11 tuần. Tuy nhiên, khung thời gian này chỉ cung cấp một mức trung bình. Hãy nhớ rằng, nghiên cứu đã xem xét những người đã trải qua các cuộc chia tay trong vòng 6 tháng, vì vậy có thể mất 6 tháng để thấy sự cải thiện này, nếu không muốn nói là lâu hơn.
Một nghiên cứu khác năm 2007 nhằm mục đích so sánh mức độ đau khổ mà mọi người nghĩ rằng họ có thể trải qua sau khi chia tay với sự đau khổ thực sự mà họ trải qua. Trong số 69 người tham gia, 26 người đã trải qua một cuộc chia tay trong vòng 6 tháng đầu tiên của nghiên cứu. Những người tham gia này đã báo cáo sự đau khổ của họ bằng cách điền vào bảng câu hỏi cứ sau 2 tuần. Sự đau khổ của họ giảm dần trong vài tuần, đúng như họ dự đoán, và đến mốc 10 tuần, họ cảm thấy khá hơn. Mặc dù những phát hiện này không đưa ra một mốc thời gian cụ thể một cách thuyết phục, nhưng chúng gợi ý hai điều: Bạn có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn khá nhanh và cảm thấy tốt hơn sau khoảng 10 tuần. Hãy nhớ rằng cả hai nghiên cứu này đều ở phạm vi hẹp nên khó có thể rút ra bất kỳ kết luận chính nào từ chúng để trả lời câu hỏi mất bao lâu để vượt qua nỗi đau chia tay.
Mất Bao Lâu? Cần Cân Nhắc Nhiều Yếu Tố
Sự thật là có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau chia tay. Nhưng để trả lời cho câu hỏi mất bao lâu để vượt qua nỗi đau chia tay, bạn có thể tham khảo một số yếu tố tiềm năng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi bao gồm:
Sự Cam Kết Của Mối Quan Hệ
Đầu tư càng nhiều vào một mối quan hệ, bạn càng có thể gặp nhiều đau khổ khi mối quan hệ kết thúc. Khi bạn tin rằng mối quan hệ của mình có tiềm năng lâu dài, bạn có thể cảm thấy đau khổ hơn nhiều khi nó kết thúc. Giả sử bạn nghĩ rằng cả hai hoàn toàn yêu nhau, có lẽ lúc này hai người sống thử trước hôn nhân hoặc bắt đầu nói về những đứa trẻ. Rồi đột nhiên, một điều gì đó xảy ra khiến mối quan hệ của bạn bị đảo lộn. Khi một cuộc chia tay đến như một bất ngờ không mong muốn, sự bối rối và tổn thương có thể khiến việc vượt qua sự từ chối trở nên khó khăn hơn. Khi bạn sống cùng nhau, việc chia tách cuộc sống chung thành hai cuộc sống riêng biệt có thể gây thêm nhiều đau khổ hơn, đặc biệt là khi bạn cũng phải đối mặt với những thay đổi không mong muốn về tài chính, sắp xếp trong cuộc sống hoặc các mối quan hệ chung.
Ngoại Tình
Khi một mối quan hệ kết thúc vì sự không chung thủy, quá trình phục hồi có thể đi theo một con đường khó khăn hơn. Cùng với việc xử lý việc chia tay, bạn cũng phải đối mặt với việc vi phạm về lòng tin. Nỗi đau bị phản bội có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tinh thần của bạn và khiến bạn khó bước tiếp cũng như khó tin tưởng hoàn toàn vào người bạn đời tương lai.
>>>> Tham khảo: Khoa Học Giải Thích Vì Sao Chúng Ta Đau Khổ Khi Chia Tay Một Ai Đó
Chất Lượng Mối Quan Hệ
Nếu bạn và đối tác của mình đã cãi nhau rất nhiều, gặp vấn đề trong giao tiếp hoặc dường như luôn ở bên bờ vực chấm dứt, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn là buồn bã khi mối quan hệ cuối cùng cũng kết thúc. Có thể hai người không hẳn là xung đột tới mức đánh nhau, chỉ là không có đủ sự quan tâm cá nhân dành cho nhau. Trong trường hợp này, việc kết thúc một mối quan hệ không mấy viên mãn có lẽ sẽ không khiến bạn buồn lâu mà thậm chí còn khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn.
Ai Là Người Quyết Định Trước
Có vẻ như người kết thúc mối quan hệ sẽ cảm thấy bớt đau khổ hơn. Điều này thường xảy ra, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Có thể bạn vẫn yêu đối tác của mình và mong muốn có thể duy trì mối quan hệ. Nhận ra rằng bạn đã đưa ra quyết định đúng đắn có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn, nhưng có thể bạn vẫn sẽ đau buồn về sự mất mát ấy. Ngược lại, nếu nửa kia của bạn là người quyết định kết thúc một mối quan hệ, điều này có thể ảnh hưởng đến ý thức về giá trị bản thân của bạn và khiến bạn cảm thấy dễ bị tổn thương lâu dài sau đó.
Lời Kết
Không có câu trả lời rõ ràng cho việc mất bao lâu để vượt qua nỗi đau chia tay. Điều này phụ thuộc vào mỗi cá nhân chúng ta. Tuy nhiên, việc chủ động tìm kiếm các sự trợ giúp trong xã hội, các cách vượt qua giai đoạn chia tay hoặc các trợ giúp về tâm lý sẽ giúp bạn thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Nguồn: How Long Does It Take to Get Over a Breakup? It Depends - HealthLine
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn