“Ngày hôm nay của con thế nào?”
“Bình thường ạ.”
“Hôm nay con đã làm gì?”
“Con đi học bình thường thôi.”
“Con có nói chuyện với các bạn ở trường không? Có chuyện gì để kể cho bố mẹ không?”
“Con có ạ. Cũng không có gì để kể lắm.”
MỌI NGƯỜI CÓ THẤY QUEN KHÔNG?
Những câu trả lời ngắn gọn, lạnh lùng, hiếm khi nào kéo dài tới 3 câu?
Nếu ai thấy cuộc trò chuyện trên có phần nào đó quen quen, tôi xin mạnh dạn đoán rằng họ hoặc chính là một nhân vật tuổi teen, hoặc chính là một phụ huynh có con trong độ tuổi này. Một vài “triệu chứng" để nhận diện một đứa nhóc tuổi teen điển hình bao gồm sự lười biếng, những trận “càn quét" sạch sẽ mọi đồ ăn thức uống trong bếp, một căn phòng bừa bộn, và sự bất tuân trong việc làm theo các chỉ dẫn đơn giản từ người khác.
NHỮNG ĐỨA NHÓC TUỔI TEEN THẬT SỰ LÀ NHỮNG NHÂN VẬT KHÓ HIỂU VÀ ĐÁNG SỢ!
Nhưng hôm nay, tôi muốn được đại diện những đứa trẻ vị thành niên, đưa bạn đọc khám phá những gì diễn ra trong tâm trí của chúng tôi, và kéo bạn ra những “huyễn tưởng" về trẻ vị thành niên. Tại sao lại thế? Bởi rất nhiều lần, tôi đã được đọc và lắng nghe những lời khuyên dành cho cha mẹ trong việc giúp họ “đối phó" với con khi chúng bước vào tuổi dậy thì. Và phần lớn những lời khuyên đó đều đến từ những người đã từng ở trong độ tuổi vị thành niên từ rất lâu, trong một thời kỳ có lẽ khác xa so với thế hệ tuổi teen hiện tại. Rất thường xuyên, những “chiến lược đối phó" được đưa ra từ họ đã làm mọi chuyện bé xé ra to, và đào một hố sâu ngăn cách giữa cha mẹ và con cái.
NÊN HÔM NAY, TÔI MUỐN TRÌNH BÀY CHO BẠN ĐỌC 03 HIỂU LẦM PHỔ BIẾN TRONG VIỆC DẠY DỖ MỘT ĐỨA TUỔI TEEN. Tôi không có ý định chỉ trích hoặc phê phán cách dạy con của bất kỳ phụ huynh nào cả. Tất cả những gì tôi muốn là giúp cho nhiều cha mẹ hiểu hơn về tâm tư của những đứa trẻ vị thành niên chúng tôi, và ngăn chặn những rạn nứt không đáng có trong gia đình khi con bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.
1. Điện Thoại & Các Thiết Bị Cá Nhân
“Ngày hôm nay của con thế nào?” Vâng, có thể bạn đã biết, bọn teen chúng tôi luôn bắt đầu một ngày mới & dành phần lớn thời gian trong ngày bên vật bất ly thân của mình - chiếc điện thoại.
Có lẽ một trong những chiến lược nuôi dạy con tuổi teen tệ hại nhất mà tôi từng biết là việc cha mẹ kiểm tra điện thoại của con. Đọc từng tin nhắn, xem lịch sử trình duyệt, soi từng trang cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội của con.
Tôi cần nhấn mạnh rằng đây là một hành động vô cùng nguy hiểm và tệ hại!
Cha mẹ có thể nghĩ rằng họ là một phụ huynh quan tâm chu đáo khi làm việc này, nhưng thực ra, họ đang gián tiếp tạo ra một đứa trẻ biết “lươn lẹo" và dối trá nhằm bảo vệ bản thân khỏi chính cha mẹ mình.
Điện thoại ngày nay, hoặc với thế hệ trẻ ngày nay, là một phần quan trọng trong cuộc sống cá nhân của chúng tôi. Với trẻ vị thành niên, điện thoại giống như một bộ phận thiết yếu trong cơ thể vậy - chỉ khác là chúng nằm bên ngoài và cần sạc pin. Chúng tôi lưu giữ và tương tác với cuộc sống thường xuyên thông qua điện thoại. Đó có thể là một vấn đề mà chúng tôi phải nhắn tin để kể lại cho người bạn thân, những câu hỏi kỳ quặc chúng tôi cần Google để giải đáp, hay những tấm ảnh riêng tư, những tấm meme,... Nói chung, bạn có thể hiểu, điện thoại là một phiên bản mini của mỗi đứa trẻ vị thành niên thời nay.
Thử tưởng tượng xem, việc có ai đó liên tục rình mò và soi mói những nỗi sợ hãi, những suy nghĩ thầm kín, và những kế hoạch cá nhân mà mình không muốn chia sẻ cho ai, thực sự rất khó chịu và tổn thương. Đôi khi, chúng tôi có những thắc mắc không biết phải hỏi ai, đôi khi chúng tôi cần “xả" với những đứa bạn về vấn đề nào đó, và đôi khi chúng tôi chỉ muốn xem những video dở hơi hài hước vào lúc 3 giờ sáng.
Trẻ vị thành niên nên được coi như một cá nhân độc lập, với những suy nghĩ và cảm xúc riêng. Chỉ vì trẻ có những ràng buộc sinh học với cha mẹ, không có nghĩa rằng cha mẹ được quyền tiếp cận vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ. Khoảnh khắc mà cha mẹ kiểm tra điện thoại và thiết bị cá nhân của con cũng chính là lúc con chấm dứt mọi niềm tin với cha mẹ. Trẻ sẽ bắt đầu giấu tất cả mọi thứ vì nỗi sợ bị chỉ trích và đánh giá. Trẻ sẽ không còn coi cha mẹ là người chúng tìm đến đầu tiên ngay khi có vấn đề gì xảy ra. Để “gạt bỏ" cha mẹ khỏi danh sách tin cậy, trẻ làm mọi cách để giữ những bí mật quan trọng nhất, và rất thường xuyên, trẻ tự đặt mình vào những tình huống khó khăn. Tất cả chỉ vì trẻ đã cảm thấy mình bị PHẢN BỘI.
Tôi hiểu khao khát của các phụ huynh khi họ muốn bảo vệ đứa con của mình. Trên thực tế, 99% bọn trẻ vị thành niên đều sẽ ổn, và chúng sẽ dần học cách đương đầu với những khó khăn riêng. Cha mẹ chỉ cần làm tròn vai một người lớn đáng tin cậy, giúp trẻ có thể tìm đến khi chúng lạc lối và không biết phải xoay sở ra sao.
TRỪ KHI BỌN TUỔI TEEN CHÚNG TÔI ĐƯA RA CHO CHA MẸ MỘT LÝ DO RÕ RÀNG ĐỂ QUAN NGẠI, NHƯ LÀ BỊ BA/T NA.T HAY LA.M DU.NG, CHA MẸ KHÔNG NÊN ĐỤNG TỚI ĐIỆN THOẠI VÀ CUỘC SỐNG RIÊNG CỦA CON CÁI.
2. Tình Dục, Chất Kích Thích, Nhạc Mạnh
Trước tiên, tôi cần nhấn mạnh rằng, tôi không hề có ý định bảo cha mẹ rằng cứ để cho con của họ uống rượu, dùng cha/t ki/ch thi/ch, hay tham gia vào các hoạt động ti\nh du.c bừa bãi. Đây thực sự là một lời tuyên bố ngu xuẩn.
Giống như ý (1), vấn đề này cũng xuất phát từ mong muốn bảo vệ con của các bậc phụ huynh. Đó là một mong muốn vô cùng hữu hiệu và quan trọng với mọi cha mẹ. Tuy nhiên, trong ý (2) này, tôi muốn bạn đọc hãy giữ một tinh thần cởi mở và suy nghĩ về quan điểm cá nhân trong chủ đề này.
TRÊN THỰC TẾ, HẦU HẾT BỌN TEEN SẼ UỐNG RƯỢU VÀ QUAN HỆ TÌNH DỤC, DÙ CHA MẸ CÓ MUỐN HAY KHÔNG!
Cha mẹ có thể thấy mệnh đề phía trên thật khó coi, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Bằng cách này hay cách khác, điều đó sẽ diễn ra với đứa trẻ của họ.
Một điều mà nhiều cha mẹ hay mắc sai lầm, đó là họ cho rằng việc không cho con tiếp xúc với các thông tin hoặc kiến thức về chủ đề đó sẽ ngăn ngừa những việc “không hay" xảy ra. Tuy nhiên, theo trải nghiệm cá nhân của tôi, điều ngược lại sẽ xảy ra. Khi việc cha mẹ không dành thời gian trao đổi, hoặc né tránh, sẽ khiến cho đứa con dễ rơi vào tình trạng la.m du.ng, hoặc sa đà vào những tình huống “không hay" do chúng thiếu kiến thức và sự dẫn dắt từ người lớn.
“TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH. THÔNG TIN LÀ SỰ GIẢI PHÓNG. GIÁO DỤC LÀ NỀN TẢNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN, TRONG MỌI XÃ HỘI, TRONG MỖI GIA ĐÌNH.” - KOFI ANNAN
Tôi cho rằng câu trích dẫn ở trên vô cùng phù hợp trong ngữ cảnh. Thay vì cấm đoán trẻ sử dụng đồ có cồn, chất ki/ch thi/ch, hay các hoạt động ti\nh du.c, cha mẹ nên cung cấp cho trẻ những kiến thức để giúp chúng hiểu ra những hậu quả khi thực hành sai hoặc la.m du.ng.
Một cuộc nói chuyện rõ ràng về chủ đề này là vô cùng cần thiết, dù chúng có thể gượng gạo ra sao. Tôi đã chứng kiến rất nhiều người bạn của tôi sử dụng rượu để xoa dịu nỗi đau, chất ki/ch thi/ch để quên đi thực tại, và tình dục để cảm thấy bản thân mình có giá trị. Điều đáng buồn là tất cả những đứa bạn đó đều nói rằng cha mẹ của họ không hề giải thích hoặc chỉ dẫn gì. Họ chỉ đơn giản nói với con họ “Đừng làm.”
Cha mẹ, hãy giải thích cho con về sự đồng thuận và các thực hành ti\nh du.c an toàn. Bằng mọi cách, hãy nói với con mình rằng họ mong chúng hãy chờ đợi, nhưng đừng khiến chúng cảm thấy như mình là tội phạm chỉ vì chúng đã làm một điều thuận theo những ham muốn bản năng. Hãy nói cho con cách uống rượu và các đồ có cồn một cách an toàn, nói với chúng rằng rượu không phải một người bạn sẽ xoa dịu những thương tổn tâm hồn của chúng, và hãy giải thích với chúng các hệ quả khi trở thành một con sâu rượu. Hoặc nói cách khác, hãy trao quyền cho con được hiểu hơn về những quyết định của riêng chúng.
3. Những Lời So Sánh Không Hồi Kết
Nhìn chung thì lòng tự trọng của đứa teen nào cũng luôn thấp. Chúng tôi liên tục so sánh bản thân với những đứa bạn, trong ý thức và vô thức. Nếu bạn đã từng rơi vào vòng xoáy của việc tự so sánh hàng năm trời, bạn sẽ biết những câu nói móc mỉa, chê bai người khác của chúng tôi - như một cách “trả đũa" nho nhỏ, đều không là gì so với những lời tự chỉ trích chúng tôi tự tạo ra trong đầu.
Với cha mẹ, nói ra những lời bên dưới với đứa con tuổi teen của mình nghe thật vô hại:
“Thằng X vừa vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia đấy!”
“Con bé Y dáng đã đẹp lại còn chăm chỉ tập thể dục, con nên đi tập cùng với nó đi!”
“Trông bạn bè lớp con ai cũng cao ráo, sáng sủa.”
Tất nhiên, chúng có thể hoàn toàn không có hàm ý xấu, nhưng với một đứa tuổi teen với những suy nghĩ so sánh luôn ám ảnh trong đầu, chúng có thể đón nhận những lời nói đó một cách tiêu cực.
Việc liên tục nói với con về những thành tựu mà bạn bè của con đạt được có thể khiến con hiểu sai. Chúng có thể hiểu rằng cha mẹ đang cố tình “công kích” chúng, rằng cha mẹ cho rằng chúng không tốt hoặc giỏi bằng người mà cha mẹ đang nhắc đến. Vô lý ư? Đúng vậy. Nhưng đó cũng chỉ là một trường hợp. Trên thực tế, những hiểu lầm đó bắt nguồn từ góc nhìn có phần hạn hẹp mà trẻ vị thành niên nhìn nhận bản thân, và từ những giọng nói liên tục vang trong đầu chúng nói rằng chúng không tốt/giỏi bằng bạn bè đồng trang lứa.
Tuy nhiên, cha mẹ đừng nhầm lẫn về những điều tôi nói, rằng cha mẹ không thể nói với con rằng chúng nên làm gì. Cha mẹ chỉ cần đảm bảo sự cân bằng giữa việc nói với con rằng chúng đang làm rất tốt, và có những gì người khác đang làm mà cha mẹ nghĩ rằng chúng cũng nên thử.
Lời Cuối
Khi đọc đến đây, tôi hy vọng rằng bạn đã có thêm một chút “insight" về tâm tư và thế giới của trẻ vị thành niên. Tôi cũng mong rằng các bậc phụ huynh sau khi đọc sẽ hiểu hơn góc nhìn của con mình, và nhận ra một số “chiến lược" nuôi dạy trẻ vị thành niên mà họ biết thực ra hại nhiều hơn lợi.
Và lời cuối cùng, tôi muốn nói rằng mỗi đứa trẻ vị thành niên đều khác nhau, và cuối cùng thì cha mẹ cần phải tin tưởng vào trực giác của mình khi đưa ra các quyết định quan trọng. Và hãy luôn nhớ rằng, khi chúng có thể là những đứa trẻ bé bỏng của cha mẹ, chúng đang và sẽ trở thành những con người độc lập.
Tham khảo: Kyle Alton, Dear Parents, A Teenager's Perspective, từ Medium
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở chính & Trung tâm trị liệu tại Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trung tâm trị liệu tại TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0977.729.396 (Zalo, 24/7)
Email: info@tamlyvietphap.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn