Bạn có thất vọng vì con mình không nghe lời không? Dưới đây là 9 lý do phổ biến giải thích vì sao trẻ không nghe lời. Bài viết cũng đưa ra một số chỉ dẫn cho các bậc phụ huynh trong việc quản lý con trẻ.
9 Lý Do Trẻ Không Nghe Lời
#1 – Bộ Não Của Trẻ Được Thiết Lập Để Không “Nghe Lời”
Nghe lời là hành vi liên quan đến khả năng nhận thức hay chức năng điều hành. Trí nhớ ngắn hạn, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng tự kiểm soát đều là một phần của chức năng điều hành.
Và con bạn cần cả ba yếu tố đó để có thể là một đứa trẻ nghe lời. Đây là vấn đề: phần não quản lý chức năng điều hành không được phát triển đầy đủ cho đến tuổi 25.
Trẻ em hoàn toàn có thể phát triển chức năng điều hành, có thể tăng cường trí nhớ, tăng khả năng giải quyết vấn đề và khả năng tự kiểm soát, nhưng đó là nhờ việc luyện tập những kỹ năng. Giống như việc đi xe đạp hoặc học đọc, học cách làm theo chỉ dẫn (nghe lời) cần được xem như một kỹ năng.
Nếu con bạn đang gặp khó khăn trong việc làm theo chỉ dẫn, thì nguyên nhân không chỉ là do bạn chống đối hoặc tính cách bướng bỉnh. Đó là bởi vì con bạn vẫn còn đang yếu trong các kỹ năng cốt lõi.
Tham khảo: Tính cách con có thể thay đổi cách nuôi dạy của cha mẹ
#2 – Cha Mẹ Nói Quá Nhiều

Người lớn luôn dựa vào giao tiếp bằng lời nói - và nói quá nhiều khi đưa ra các chỉ dẫn cho trẻ. Những đứa trẻ phát triển bình thường còn cảm thấy khó khăn trong việc xử lý ngôn ngữ, chứ chưa nói đến những trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý - ADHD, chứng tự kỷ hoặc khuyết tật học tập.
Người lớn nói quá nhiều và điều đó khiến trẻ em khó chọn lọc thông tin và nhận thức được các nhiệm vụ phải làm.
#3 – Cha Mẹ Không Cho Con Thời Gian Suy Nghĩ
Tương tự với việc nói quá nhiều, người lớn thường không cho trẻ đủ thời gian để suy nghĩ. Trẻ em cần thời gian để xử lý một vấn đề nhất định.
Trong giảng dạy, khoảng thời gian này được gọi là “thời gian chờ đợi”. Giáo viên được dạy rằng đặt câu hỏi hoặc đưa ra hướng dẫn và sau đó tạm dừng trong 5-10 giây để trẻ có thời gian suy nghĩ.
Thông thường, các bậc phụ huynh sẽ đưa ra chỉ dẫn và khi con họ không làm theo nó ngay lập tức, họ sẽ tiếp tục giải thích thêm. Điều này khiến trẻ cảm thấy bị quá tải bởi trẻ không có thời gian để xử lý thứ đầu tiên chúng nhắm tới và sau đó lại còn có nhiều ngôn ngữ hơn để xử lý.
#4 – Cha Mẹ Đưa Ra Chỉ Dẫn Mơ Hồ
Giả sử bạn nói với con mình rằng đã đến lúc chuẩn bị đi học. Điều đó có nghĩa là gì?
Trong các gia đình khác nhau, việc chuẩn bị đi học được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Điều này quá mơ hồ để trẻ có thể đưa ra một hành động cụ thể. Vì vậy, hãy suy nghĩ: chuẩn bị đi học có nghĩa là gì? Con bạn cần được hướng dẫn và các công việc được chia thành nhiều phần nhỏ để con có thể hiểu tất cả các bước chuẩn bị đi học.
#5 – Con Thực Sự Không Hiểu

Có một số lý do tại sao con bạn có thể không hiểu khi bạn đưa ra chỉ dẫn.
Chúng có thể gặp các vấn đề về rối loạn phát triển hoặc chậm phát triển ngôn ngữ. Do đó, đơn giản là cha mẹ có thể đang sử dụng những từ mà trẻ không biết hoặc hoặc khiến trẻ bị phân tâm.
Cha mẹ cũng có thể tự cho rằng con mình đã hiểu cách thực hiện một nhiệm vụ nào đó những thực tế chúng chưa thành thạo. Vì vậy, khi đưa ra hướng dẫn, hãy thử kiểm tra sự hiểu biết của trẻ. Dưới đây là một ví dụ:
Mẹ: Sally, con đi lấy ba lô rồi đi giày vào.
Sally: Dạ
Mẹ: Sally, trước khi con đi, hãy nói cho mẹ biết việc đầu tiên con cần làm.
Sally: Con đi lấy ba lô.
Mẹ: Đúng rồi, tiếp theo thì sao?
Sally: Con không nhớ.
#7 –Bậc Cha Mẹ Cần Một Thói Quen
Nếu không có thói quen rõ ràng hỗ trợ trẻ làm theo chỉ dẫn, chúng sẽ không làm. Nếu mọi thứ không thể đoán trước hoặc thay đổi hàng ngày mà không có sự hỗ trợ, thì các yêu cầu đang khiến con bạn tránh lắng nghe.
Giáo viên sử dụng các thói quen trong lớp học vì chúng mang tới những lợi ích trong việc hỗ trợ học sinh chủ động. Nếu con bạn không làm theo hướng dẫn, bạn chỉ cần tạo ra một thói quen rõ ràng và hỗ trợ trẻ hình thành nó.
#8 – Cha Mẹ Sử Dụng Quá Nhiều Lời Chỉ Trích (Mặc Dù Có Tính Xây Dựng)
Khi con bạn bắt đầu độc lập với một loạt định hướng mới, chúng không cần phản hồi chỉ trích. Trừ khi đó là điều có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ (không đánh răng hoặc rửa tay), còn lại thì cha mẹ sẽ cần phải bỏ qua.
Đừng đưa ra phản hồi hoặc chỉ trích mà thay vào đó có thể đưa ra những lời khen đối với những điều mà cha mẹ muốn.
Ví dụ “Bố thấy hôm nay con đã lấy bàn chải đánh răng ra rồi!”
Cha mẹ cũng có thể dạy con một cách chủ động và có trách nhiệm đảm bảo các hướng dẫn rõ ràng ngay từ đầu.
Tham khảo: So sánh con cái
#9 – Con Đã Hình Thành Những Thói Quen Xấu

Đôi khi việc trẻ không nghe lời cha mẹ là bởi chúng đã được hình thành những thói quen xấu. Điều quan trọng là cha mẹ nên tìm cách phá vỡ các thói quen xấu của trẻ và giúp trẻ hình thành các thói quen mới tốt hơn.
Kết Lại
Là cha mẹ, bạn có nhận thấy các nguyên nhân trẻ không nghe lời trong số 9 lý do trên. Đặc biệt, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu của con về các rối loạn phát triển hoặc chậm phát triển, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và sắp xếp lịch cùng chuyên gia chẩn đoán cho con bạn.
Nguồn: Printable Parent - 9 Reasons Your Child Doesn’t Follow Directions