GIỚI THIỆU
Tranh vẽ là chất liệu mang tính trung gian, hỗ trợ cho nhà thực hành lâm sàng trong quá trình tiếp cận, thu thập thông tin, xây dựng mối quan hệ trị liệu và tham gia vào quá trình trị liệu cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Trong thời gian qua, Viện tâm lý Việt-Pháp đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về tranh vẽ và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà thực hành. Xuất phát từ nhu cầu trao đổi, phân tích trên tranh vẽ trong quá trình thực hành lâm sàng của người tham gia hai khóa học vừa qua, chúng tôi tổ chức chương trình giám sát: “Thực hành tranh vẽ trong đánh giá và trị liệu tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên”
MỤC TIÊU
Khóa giám sát được xây dựng với mục tiêu gia tăng việc thực hành các kỹ thuật đã được học, phân tích và trao đổi thông qua các ca lâm sàng, sản phẩm của thân chủ mà nhà thực hành trực tiếp làm việc.
Sau khóa giám sát, học viên sẽ gia tăng kinh nghiệm thực hành thông qua chất liệu tranh vẽ và trò chơi, tích hợp các khía cạnh lý thuyết tâm lý học trong việc phân tích, cắt nghĩa tranh vẽ, vận dụng hiệu quả chất liệu trung gian, kỹ thuật phóng chiếu như là một kỹ thuật trong đánh giá và trị liệu tâm lý. Hoạt động giám sát thông qua một nhóm trực tiếp đồng thời giúp học viên xây dựng mạng lưới nghề nghiệp trong thực hành lâm sàng, học tập đồng đẳng thông qua các minh họa lâm sàng đa dạng mà nhà thực hành mang đến.
NHÀ GIÁM SÁT
Cô Lê Thị Mai Liên, Tiến sĩ tâm lý học, giảng viên và nhà thực hành tâm lý tại Viện Tâm lý Việt- Pháp. Cô được đào tạo Thạc sĩ về Tâm lý học trẻ em và thanh thiếu niên ở Pháp, Trị liệu Tâm vận động dành cho trẻ em bởi các chuyên gia Bỉ, Tiến sĩ tâm lý học tại Bỉ. Cô là nhà thực hành tâm lý với trẻ em trong trường học và trung tâm tham vấn tư nhân, sử dụng tiếp cận tranh vẽ trong đánh giá và hỗ trợ tâm lý cho trẻ em. Cô đồng thời cũng được đào tạo trị liệu nghệ thuật căn bản và nâng cao bởi các chuyên gia Đức. Cô là giảng viên các môn học Tâm lý học phát triển, Tham vấn học đường, Can thiệp và trị liệu tâm lý cho trẻ em tại Khoa Tâm lý học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM.
PHƯƠNG PHÁP VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT
Phương Pháp Giám Sát
Việc giám sát được tiến hành bằng phương pháp trình ca dưới sự điều phối của một nhà giám sát: Nhà thực hành trình ca (tiểu sử, lời yêu cầu), Giới thiệu sản phẩm tranh vẽ, Phân tích và diễn giải tranh vẽ dựa trên các câu hỏi gợi ý, tích hợp các khía cạnh lý thuyết và thông tin của thân chủ trong việc lượng giá tranh vẽ. Ngoài ra, phương pháp đóng vai được sử dụng trong quá trình nhà thực hành trao đổi về tranh vẽ với thân chủ, chú ý đến các khía cạnh trong bình diện ngôn ngữ (bằng lời) trong việc biểu đạt và truyền thông với thân chủ để xây dựng mối quan hệ trị liệu, gia tăng sự tự thị của thân chủ về các vấn đề được diễn đạt trong tranh vẽ của họ.
Chương Trình Giám Sát Dựa Trên Các Kỹ Thuật Đã Được Học:
Buổi 1. Tranh vẽ người và Tranh vẽ cây đánh giá trí tuệ và nhân cách
Buổi 2. Tranh vẽ vòng tròn cảm xúc (Mandala des emotions)
Buổi 3: Tranh vẽ ba bức tranh (Trước, Trong, Sau) trong làm việc với trẻ có sang chấn
Buổi 4: Tranh vẽ tự do
Buổi 5: Tranh vẽ phả hệ, cây gia đình, tranh vẽ gia đình
ĐỐI TƯỢNG & SỐ LƯỢNG TUYỂN SINH
Đối Tượng
Các nhà chuyên môn làm việc và đồng hành với trẻ em trong bối cảnh can thiệp và trị liệu, bao gồm:
Nhà tâm lý học
Bác sĩ tâm thần
Chuyên gia y tế (nhà trị liệu ngôn ngữ, nhà trị liệu tâm lý vận động, nhà trị liệu nghề nghiệp, y tá, v.v.)
Các chuyên gia giáo dục (giảng viên tâm lý, nhà giáo dục, giáo viên giáo dục đặc biệt, v.v.)
Những người có nền tảng liên quan đến tâm lý học lâm sàng, tâm lý giáo dục, tâm lý học đường, tham vấn tâm lý và quan tâm đến khóa học
* Ưu tiên học viên đã tham gia các khóa học phân tích tranh vẽ do Viện Tâm lý Việt-Pháp tổ chức
* Số lượng học viên dự kiến: 8 học viên
HÌNH THỨC ĐÀO TẠO:
Hình thức: Trực tiếp
Địa điểm: Văn phòng đại diện của Viện Tâm lý Viện – Pháp, Tòa nhà Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Yêu cầu: Học viên mang theo chất liệu (tranh vẽ trẻ em) tương ứng với nội dung 5 buổi giám sát để thực hành trong phiên giám sát
THỜI GIAN:
Tổng thời lượng: 15 giờ (3 giờ/buổi giám sát)
Cụ thể: các ngày thứ Bảy
Ngày 26/11: 8h30 – 11h30
Ngày 03/12: 8h30 – 11h30 và 14h00 – 17h00
Ngày 17/12: 8h30 – 11h30 và 14h00 – 17h00
CHỨNG NHẬN
Để được cấp chứng nhận hoàn thành khoá học, học viên cần đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
Tham dự tối thiểu 80% thời gian đào tạo trong khóa học
Hoàn thành các yêu cầu chuyên môn do giảng viên đánh giá cuối khóa học
ĐĂNG KÝ
Để đăng ký khóa học, Quý học viên vui lòng điền thông tin TẠI ĐÂY.
Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, vui lòng liên hệ: 0912.012.684 (Call/Zalo)