A. MỤC TIÊU KHÓA HỌC
Khóa học được xây dựng với mục tiêu bồi dưỡng cho đội ngũ chuyên viên tâm lý, chuyên viên tâm lý học đường các kiến thức, kỹ năng liên quan, bao gồm những vấn đề chung, các kỹ năng tham vấn, phòng ngừa đảm bảo nguyên tắc đạo đức nghề, kỹ năng nhận diện cũng như phân biệt các vấn đề khó khăn tâm lý, khó khăn học tập và kỹ năng làm việc với học sinh gặp khó khăn, sử dụng các công cụ đánh giá, sàng lọc.
Học viên có cơ hội thực hành có hướng dẫn theo nhóm nhỏ, được vận dụng những kiến thức, kỹ năng trong khóa học vào thực tiễn công tác tâm lý học đường, có thể tổ chức và thực hiện được các ca tham vấn, chương trình phòng ngừa một cách khoa học, hiệu quả và chuyên nghiệp.
B. NỘI DUNG ĐÀO TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung đào tạo và thời gian dự kiến:
Các học phần kiến thức và thực hành trên lớp: 48 giờ (16 buổi)
Thực hành tổng hợp: 09 giờ (3 buổi)
Tổng kết khóa học: 3 giờ (1 buổi)
Hình thức:
Học phần 1, 2, 3, 4, 5: trực tuyến;
Học phần 6: trực tuyến và trực tiếp.
Thời gian và nội dung cụ thể dự kiến như sau:
Học phần 1. Các kỹ năng tham vấn tâm lý
Giảng viên: TS. Lê Nguyên Phương
Học phần 2. Nhận biết các khó khăn tâm lý và cách làm việc với những học sinh có khó khăn tâm lý
Giảng viên: PGS. TS Trần Thành Nam
Học phần 3. Sử dụng công cụ chẩn đoán khó khăn của học sinh
Giảng viên: PGS. TS. Trần Văn Công
Học phần 4. Làm việc với phụ huynh
Giảng viên: NCS. Nguyễn Thị Diệu Anh
Học phần 5. Phòng ngừa trong trường học
Giảng viên: NCS. Lương Vân Anh
Học phần 6. Thực hành
Hướng dẫn và giám sát: TS. Lê Thị Mai Liên
Thực hành tổng hợp
Hướng dẫn và giám sát: TS. Lê Thị Mai Liên & Nhóm Chuyên viên Viện TLVP
Tổng kết khóa học
Hướng dẫn và giám sát: TS. Lê Thị Mai Liên & Nhóm Chuyên viên Viện TLVP
2. Đánh giá, lượng giá khóa học
Để được cấp chứng nhận tham gia khoá học, học viên cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Tham dự trên 70% thời gian đào tạo trong khóa học (trong đó Học phần 6 bắt buộc);
Hoàn thành đạt trên 50% yêu cầu với sản phẩm thực hành cuối khoá (Hình thức: một báo cáo ca tham vấn hoặc thiết kế một chương trình phòng ngừa trong học đường).
C. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN
PGS.TS. Trần Thành Nam
- Thầy là Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) với hơn 15 năm kinh nghiệm trong giảng dạy bậc sau đại học các chuyên đề về Tâm bệnh học; Đánh giá tâm lý; Đánh giá năng lực trí tuệ; Lý thuyết can thiệp trị liệu; Thực hành can thiệp trị liệu những vấn đề hướng ngoại; Kỹ thuật can thiệp trị liệu tâm lý cho trẻ em.
- PGS.TS. Trần Thành Nam là chuyên gia có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý vị thành niên, một diễn giả tích cực tham gia phản biện xã hội trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho thanh thiếu niên và cộng đồng.
- Thầy cũng là khách mời thường xuyên của các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước.
- Là Chuyên gia tâm lý tại Viện Tâm lý Việt – Pháp.
PGS.TS. Trần Văn Công
- Thầy là Phó chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục – ĐHQGHN.
- Tác giả và đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu với hơn 100 xuất bản nghiên cứu, sách và các ấn phẩm liên quan đến Tâm lý trẻ em, Tâm lý học đường, bắt nạt học đường.
- PGS.TS. Trần Văn Công có hơn 10 năm kinh nghiệm thực hành trong lĩnh vực Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên; tham gia cố vấn chuyên môn cho một số mô hình Tâm lý học đường tại các trường THPT và liên cấp.
- Người sáng lập và Chủ tịch đầu tiên của Mạng lưới các cơ sở can thiệp trẻ rối loạn phát triển Việt Nam; đồng thời cũng là thành viên Hiệp hội Nghiên cứu Tự kỷ Quốc tế (International Society for Autism Research – INSAR).
- Là Chuyên gia tâm lý tại Viện Tâm lý Việt – Pháp.
TS. Lê Nguyên Phương
- Tiến sĩ Giáo dục, chuyên ngành Tâm lý Giáo dục tại Đại học University of Southern California.
- Chuyên gia tâm lý Học đường của học khu Long Beach: Giảng viên chương trình cao học bộ môn Tâm lý Học đường tại Đại học Chapman và Đại học bang California tại Long Beach, Hoa Kỳ.
- Chuyên gia Thực hành Tâm lý học đường Quốc tế của tổ chức International School Psychology Association (ISPA).
- Nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2015-2016, Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường – Quốc tế (Consortium to Advance School Psychology International, CASP-I.
- Đồng tác giả chương trình đào tạo Thạc sĩ Tâm lý và Tham vấn học đường tại Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tác giả bộ sách “Dạy con trong hoang mang” – tác phẩm dành giải Sách hay năm 2018, hạng mục sách Giáo dục tại Việt Nam.
TS. Lê Thị Mai Liên
- TS. Lê Thị Mai Liên hiện là Giảng viên, nhà nghiên cứu tại Khoa Tâm lý học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia HCM. TS tốt nghiệp tại Viện nghiên cứu Tâm lý (IPSY), Đại học Louvain (Bỉ).
- Cô có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy: Giảng dạy về rối loạn chuyên biệt học tập trong dự án liên đại học Bỉ-Việt; Giảng dạy chương trình Cử nhân Tâm lý học tại Đại học KHXH & NV; đồng thời, cô có nhiều công trình công bố quốc tế và tham luận tại hội thảo khoa học trong nước, quốc tế về trẻ em và thanh thiếu niên.
- Bên cạnh đó, TS. Lê Thị Mai Liên cũng là một nhà trị liệu, nhà tâm lý học đường, từng công tác tại hệ thống trường mầm non và phổ thông quốc tế và các trung tâm trị liệu, tham vấn.
- Là Chuyên gia tâm lý tại Viện Tâm lý Việt - Pháp
NCS. Nguyễn Thị Diệu Anh
- Tốt nghiệp Cử nhân tâm lý học lâm sàng tại trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch liên kết với trường Ecole de Psychologues Praticiens, (EPP) Pháp.
- Tốt nghiệp Thạc sĩ tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên tại trường ĐH Giáo Dục – ĐHQG Hà Nội liên kết với trường ĐH Vanderbilt Hoa Kỳ.
- Đang hoàn thành luận án Tiến sĩ tại trường ĐH Giáo Dục, ĐHQG Hà Nội liên hết với Đại Học Vanderbilt Hoa Kỳ.
- Nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Tâm Lý, Bệnh Viện Nhi Đồng 1, TP.HCM
- Hiện là giảng viên của Khoa Tâm Lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM
- Là Chuyên gia tâm lý tại Viện Tâm lý Việt - Pháp
- Chuyên đánh giá và điều trị cho trẻ em và vị thành niên về các rối loạn tâm lý, các kỹ năng làm cha mẹ
- Chuyên giảng dạy cho sinh viên, học viên và giáo viên ở các trường Đại học, Cao Đẳng, các trung tâm về tâm lý lâm sàng và tâm lý giáo dục.
- Chuyên tập huấn cho cha mẹ và nhân viên ở các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp.
NCS. Lương Vân Anh
- Tốt nghiệp xuất sắc cử nhân tâm lý học trường học tại Đại học Sư phạm Hà Nội; hiện đang là nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Phụ trách các hoạt động tâm lý học đường tại Viện Tâm lý Việt – Pháp
- Từng đảm nhiệm vị trí chuyên viên tâm lý tại các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội
Nghiên cứu khoa học:
Lương Vân Anh. (2019). Thực trạng sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tạp chí Tâm lý học xã hội, 04-2019, 36-46.
Nguyễn Thị Tình, Lương Vân Anh. (2020a). Cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học cơ sở: Khái quát tổng quan nghiên cứu vấn đề. Hội thảo Khoa học quốc tế Tâm lý học - Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thị Tình, Lương Vân Anh. (2020b). Several elements of middle school students' subjective well-being. Hội thảo Khoa học quốc tế Tâm lý học - Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thị Tình, Lương Vân Anh và cộng sự. (2016). Thực trạng quan hệ tình dục của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hội thảo Khoa học quốc tế Tâm lý học học đường lần thứ 5: Phát triển tâm lý học học đường trên thế giới và tại Việt Nam, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
Nhóm chuyên viên tâm lý của Viện Tâm lý Việt – Pháp
Nhóm chuyên viên tâm lý là những Thạc sĩ, NCS, Giảng viên Đại học chuyên ngành Tâm lý lâm sàng, Tâm lý - giáo dục, đã có nhiều năm kinh nghiệm thực hành và làm việc với người trưởng thành, trẻ em, học sinh độ tuổi từ mầm non đến phổ thông, đại học.
D. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Ứng viên tham gia khoá đào tạo cần đáp ứng được một trong các yêu cầu sau:
Có bằng Đại học/Cao đẳng chuyên ngành tâm lý, tâm lý lâm sàng, tâm lý học đường, tâm lý giáo dục, công tác xã hội, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành liên quan.
Là sinh viên/học viên chuyên ngành tâm lý, tâm lý lâm sàng, tâm lý học đường, tâm lý giáo dục, công tác xã hội, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành liên quan.
Có chứng nhận tham gia các chương trình đào tạo về tâm lý, tâm lý lâm sàng, tâm lý học đường, tâm lý giáo dục, công tác xã hội, giáo dục đặc biệt hoặc các lĩnh vực liên quan.
Có kinh nghiệm làm việc ít nhất 03 tháng trong lĩnh vực tâm lý, tâm lý lâm sàng, tâm lý học đường, tâm lý giáo dục, công tác xã hội, giáo dục đặc biệt hoặc các lĩnh vực liên quan.
E. ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
Học viên đăng ký, vui lòng điền thông tin tại đây.
Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0912.012.684
Viện Tâm lý Việt - Pháp kính mời các nhà tâm lý lâm sàng, bác sĩ, sinh viên, học viên cao học tham dự chương trình đào tạo.